Sự kiện : du lich ly son
Tại Tràng An - Bái Đính, còn diễn ra những cảnh “nhức mắt”, từ cờ bạc bịp, ăn xin đeo bám, bán thuốc rởm… đua nhau nở rộ, chặt chém để móc túi du khách gây mất trật tự nơi cửa phật, khiến không ít khách thập phương phải buồn lòng.
Sáng 8.5.2014, hàng nghìn tăng ni, hàng vạn phật tử ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam, Phật tử Việt kiều từ nước ngoài, các vị nguyên thủ quốc gia, tăng ni phật tử từ các nước trên thế giới nô nức về Chùa Bái Đính, dự khai mạc Đại lễ Phật đản Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai tổ chức.
Rất đông các bạn trẻ sinh viên từ ba miền của Tổ quốc cũng tình nguyện tới Chùa Bái Đính để tham gia phục vụ và giúp đỡ mọi người đến tham dự và hỗ trợ công việc của nhà chùa.
Cùng với đông đảo các vị chư tôn đức giáo phẩm đại diện cho Phật giáo trên khắp thế giới; các vị khách quý đại diện cho Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế. Toàn thể nhân dân trong tỉnh nhà đã có mặt tại chùa Bái Đính để tham gia Đại lễ Vesak. Công tác an ninh tại lễ hội luôn được bảo đảm, an toàn cho các du khách.
Đây là lần thứ 2, Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc Vesak được tổ chức tại Việt Nam. Thông qua Đại lễ lần này, các vị khách nước ngoài sẽ hiểu hơn về truyền thống và văn hóa Phật giáo tại Việt Nam. Mặc dù thời tiết có mưa nhưng lượng người đổ về chùa quá đông, đã đủ thấy rõ lòng tín ngưỡng, phụng sự của chúng sinh cúng dường chư Phật, được thể hiện rất rõ trong tâm thức người Việt tại Đại lễ Phật Đản Vesak 2014 này.
Ban tổ chức cũng phát miễn phí cơm chay và nước uống cho các phật tử từ xa về tham dự đại lễ. Nhiều phật tử ngồi thiền niệm Phật, thần thái dường như toàn tâm toàn ý hướng về cõi niết bàn với tấm lòng thành tâm bái Phật.
Quần thể chùa Bái Đính có diện tích 539 ha gồm: 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới. Chùa nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc, cách khu di tích cố đô Hoa Lư khoảng 5km thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Chùa Bái Đính từ lâu đã trở thành điểm hành hương và du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước
Vị trí thuận tiện cùng với khí hậu trong lành, mỗi năm Chùa Bái Đính là điểm đến quen thuộc của rất nhiều người. Không chỉ khách du lịch mà cả nhiều người hành hương quan tâm và muốn tìm hiểu về Phật giáo bao gồm cả quá khứ và hiện tại. Khu núi chùa Bái Đính là một di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư xưa cũng là một trong các công trình Phật giáo cấp quốc gia của Việt Nam.
Khu chức năng thuộc du lịch sinh thái Tràng An. Nằm trong danh sách đề cử tương lai sẽ trở thành di sản văn hóa thế giới. Năm 1997 chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. Ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục nhất Việt Nam và Châu Á đã được xác lập.
Ngày 6.6.2009 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cử hành đại lễ cung nghinh rước 16 viên ngọc xá lợi Phật và xá lợi các Thánh Tăng từ Ấn Độ về thờ tại chùa Bái Đính. Hằng năm Lễ hội xuân chùa Bái Đính là một lễ hội lớn ở miền Bắc cũng là một lễ hội truyền thống điển hình của người Việt Nam, khói hương nghi ngút, diễn ra long trọng và uy nghiêm, không khí lễ hội bao trùm khắp vùng quê chiêm trũng. Nhằm bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hoá, di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, tiến tới đề nghị Unesco công nhận khu cố đô Hoa Lư là di sản văn hoá thiên nhiên thế giới.
Với đặc điểm đa dạng về cấu trúc địa hình, đồng bằng, đồi núi, đầm hồ mà thiên nhiên ban tặng đã kiến tạo cho Ninh Bình sự đa dạng về cảnh quan sinh thái có giá trị trong việc phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như: du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử, nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội chợ, hội nghị.
Quần thể ngôi chùa Bái Đính, một di tích lịch sử văn hóa tầm cỡ quốc gia và cả khu vực cũng đã đưa ngành du lịch Ninh Bình thực sự trở thành ngành “công nghiệp không khói” là mũi nhọn khẳng định tiềm năng tăng trưởng kinh tế đáng kể của Tỉnh.
Tuy nhiên, ngành du lịch Ninh Bình cần định hướng khuyến khích các loại hình du lịch mang tính đặc thù như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử gắn với đời sống tâm linh để điểm đến này luôn tồn tại trong lòng du khách.
Tình cảnh chen lấn, sỉ vả nhau hết sức phản cảm trong khuôn viên chùa chỉ vì một lý do cỏn con. Hiện tượng người bán hàng rong đeo bám khách du lịch chèo kéo họ mua sản phẩm, khiến du khách nhất là người nước ngoài như bị ức chế, khó chịu làm ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá du lịch. Những chiếu bạc bịp ngang nhiên hoành hành khiến không ít du khách đã mất đến tiền triệu, thậm chí gán cả điện thoại, tình trạng chửi bới loạn xạ trước cổng chùa, mang tiếng đi đến cửa chùa cầu khấn, viếng Phật mà chút lòng thành cũng không có. Khâu quản lý lỏng lẻo làm phát sinh nạn trèo tường tại chùa Bái Đính, tạo hình ảnh không đẹp trong mắt nhiều du khách, đặc biệt là nơi chốn cửa Phật linh thiêng.
Đại lễ Phật đản Vesak 2014 chùa Bái Đính đã được quản lý chặt chẽ hơn, đã có những quy định, có sự giám sát đảm bảo tôn nghiêm trong chùa. Nhưng vẫn còn đó một bộ phận “không nhỏ” kinh doanh đeo bám chuốc lợi nơi đây như bán hàng rong, ăn xin, xem bói... thật đáng buồn.
Để đưa nơi đây xứng đáng với tầm cỡ toàn khu vực, là điểm đến quan trọng để phát triển văn hoá của dân tộc Việt Nam, tôn tạo không gian lễ hội trang nghiêm trong khu chùa linh thiêng, phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh, quan trọng nhất là yếu tố bảo đảm an ninh trật tự xã hội là vô cùng cần thiết, tạo điều kiện an toàn và thuận lợi để du khách yên tâm hành hương, chiêm bái, tham quan, vãn cảnh chùa.
Mong các cơ quan quản lí sẽ sớm xóa bỏ được các dịch vụ buôn bán trái phép, đội giá, làm tiền để hình ảnh Bái Đính được tốt đẹp trong lòng khách du lịch trong nước cũng như nước ngoài. Đây còn là cơ hội để UNESCO hiểu sâu thêm và quyết định công nhận quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới.
Theo Mỹ Nhân (Dân Việt) du lich ly son
tin tuc 24h
Tại Tràng An - Bái Đính, còn diễn ra những cảnh “nhức mắt”, từ cờ bạc bịp, ăn xin đeo bám, bán thuốc rởm… đua nhau nở rộ, chặt chém để móc túi du khách gây mất trật tự nơi cửa phật, khiến không ít khách thập phương phải buồn lòng.
Sáng 8.5.2014, hàng nghìn tăng ni, hàng vạn phật tử ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam, Phật tử Việt kiều từ nước ngoài, các vị nguyên thủ quốc gia, tăng ni phật tử từ các nước trên thế giới nô nức về Chùa Bái Đính, dự khai mạc Đại lễ Phật đản Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai tổ chức.
Rất đông các bạn trẻ sinh viên từ ba miền của Tổ quốc cũng tình nguyện tới Chùa Bái Đính để tham gia phục vụ và giúp đỡ mọi người đến tham dự và hỗ trợ công việc của nhà chùa.
Cùng với đông đảo các vị chư tôn đức giáo phẩm đại diện cho Phật giáo trên khắp thế giới; các vị khách quý đại diện cho Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế. Toàn thể nhân dân trong tỉnh nhà đã có mặt tại chùa Bái Đính để tham gia Đại lễ Vesak. Công tác an ninh tại lễ hội luôn được bảo đảm, an toàn cho các du khách.
Đây là lần thứ 2, Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc Vesak được tổ chức tại Việt Nam. Thông qua Đại lễ lần này, các vị khách nước ngoài sẽ hiểu hơn về truyền thống và văn hóa Phật giáo tại Việt Nam. Mặc dù thời tiết có mưa nhưng lượng người đổ về chùa quá đông, đã đủ thấy rõ lòng tín ngưỡng, phụng sự của chúng sinh cúng dường chư Phật, được thể hiện rất rõ trong tâm thức người Việt tại Đại lễ Phật Đản Vesak 2014 này.
Ban tổ chức cũng phát miễn phí cơm chay và nước uống cho các phật tử từ xa về tham dự đại lễ. Nhiều phật tử ngồi thiền niệm Phật, thần thái dường như toàn tâm toàn ý hướng về cõi niết bàn với tấm lòng thành tâm bái Phật.
Quần thể chùa Bái Đính có diện tích 539 ha gồm: 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới. Chùa nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc, cách khu di tích cố đô Hoa Lư khoảng 5km thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Chùa Bái Đính từ lâu đã trở thành điểm hành hương và du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước
Vị trí thuận tiện cùng với khí hậu trong lành, mỗi năm Chùa Bái Đính là điểm đến quen thuộc của rất nhiều người. Không chỉ khách du lịch mà cả nhiều người hành hương quan tâm và muốn tìm hiểu về Phật giáo bao gồm cả quá khứ và hiện tại. Khu núi chùa Bái Đính là một di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư xưa cũng là một trong các công trình Phật giáo cấp quốc gia của Việt Nam.
Khu chức năng thuộc du lịch sinh thái Tràng An. Nằm trong danh sách đề cử tương lai sẽ trở thành di sản văn hóa thế giới. Năm 1997 chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. Ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục nhất Việt Nam và Châu Á đã được xác lập.
Ngày 6.6.2009 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cử hành đại lễ cung nghinh rước 16 viên ngọc xá lợi Phật và xá lợi các Thánh Tăng từ Ấn Độ về thờ tại chùa Bái Đính. Hằng năm Lễ hội xuân chùa Bái Đính là một lễ hội lớn ở miền Bắc cũng là một lễ hội truyền thống điển hình của người Việt Nam, khói hương nghi ngút, diễn ra long trọng và uy nghiêm, không khí lễ hội bao trùm khắp vùng quê chiêm trũng. Nhằm bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hoá, di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, tiến tới đề nghị Unesco công nhận khu cố đô Hoa Lư là di sản văn hoá thiên nhiên thế giới.
Với đặc điểm đa dạng về cấu trúc địa hình, đồng bằng, đồi núi, đầm hồ mà thiên nhiên ban tặng đã kiến tạo cho Ninh Bình sự đa dạng về cảnh quan sinh thái có giá trị trong việc phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như: du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử, nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội chợ, hội nghị.
Quần thể ngôi chùa Bái Đính, một di tích lịch sử văn hóa tầm cỡ quốc gia và cả khu vực cũng đã đưa ngành du lịch Ninh Bình thực sự trở thành ngành “công nghiệp không khói” là mũi nhọn khẳng định tiềm năng tăng trưởng kinh tế đáng kể của Tỉnh.
Tuy nhiên, ngành du lịch Ninh Bình cần định hướng khuyến khích các loại hình du lịch mang tính đặc thù như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử gắn với đời sống tâm linh để điểm đến này luôn tồn tại trong lòng du khách.
Tình cảnh chen lấn, sỉ vả nhau hết sức phản cảm trong khuôn viên chùa chỉ vì một lý do cỏn con. Hiện tượng người bán hàng rong đeo bám khách du lịch chèo kéo họ mua sản phẩm, khiến du khách nhất là người nước ngoài như bị ức chế, khó chịu làm ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá du lịch. Những chiếu bạc bịp ngang nhiên hoành hành khiến không ít du khách đã mất đến tiền triệu, thậm chí gán cả điện thoại, tình trạng chửi bới loạn xạ trước cổng chùa, mang tiếng đi đến cửa chùa cầu khấn, viếng Phật mà chút lòng thành cũng không có. Khâu quản lý lỏng lẻo làm phát sinh nạn trèo tường tại chùa Bái Đính, tạo hình ảnh không đẹp trong mắt nhiều du khách, đặc biệt là nơi chốn cửa Phật linh thiêng.
Đại lễ Phật đản Vesak 2014 chùa Bái Đính đã được quản lý chặt chẽ hơn, đã có những quy định, có sự giám sát đảm bảo tôn nghiêm trong chùa. Nhưng vẫn còn đó một bộ phận “không nhỏ” kinh doanh đeo bám chuốc lợi nơi đây như bán hàng rong, ăn xin, xem bói... thật đáng buồn.
Để đưa nơi đây xứng đáng với tầm cỡ toàn khu vực, là điểm đến quan trọng để phát triển văn hoá của dân tộc Việt Nam, tôn tạo không gian lễ hội trang nghiêm trong khu chùa linh thiêng, phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh, quan trọng nhất là yếu tố bảo đảm an ninh trật tự xã hội là vô cùng cần thiết, tạo điều kiện an toàn và thuận lợi để du khách yên tâm hành hương, chiêm bái, tham quan, vãn cảnh chùa.
Mong các cơ quan quản lí sẽ sớm xóa bỏ được các dịch vụ buôn bán trái phép, đội giá, làm tiền để hình ảnh Bái Đính được tốt đẹp trong lòng khách du lịch trong nước cũng như nước ngoài. Đây còn là cơ hội để UNESCO hiểu sâu thêm và quyết định công nhận quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới.
Theo Mỹ Nhân (Dân Việt) du lich ly son
tin tuc 24h
Nhận xét
Đăng nhận xét