Cải thiện sức khoẻ nhờ thói quen

Thói quen của mỗi người (từ cách ăn uống, nghỉ ngơi…) đều có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sức khoẻ của người đó. Vì vậy, việc tập luyện để tạo dựng những thói quen tốt, có lợi cho sức khỏe là rất quan trọng và cần thiết.
Những thói quen ảnh hưởng đến sức khỏe - suối nguồn tươi trẻ
Thói quen (tốt và xấu) đôi khi hình thành một cách tự nhiên, không phải do cố tình tập luyện, hay ảnh hưởng từ phía người khác và điều ảnh hưởng từ phía người khác và đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, cũng như sức khỏe của mỗi người…
Hút thuốc lá thường xuyên sẽ khiến phổi bị "ô nhiễm" và gây hại cho hệ thống hô hấp. Uống trà đặc quá nhiều mà không có chế độ vệ sinh hợp lý dễ làm răng ố àng, sinh nhiều cao răng. Thức khuya trong thời gian dài sẽ làm cho gương mặt xao, mệt mỏi, thậm chí nổi mụn tùm lum vì thiếu ngủ. Ăn uống không đúng cách rất dễ gây béo phì hoặc… suy dinh dưỡng tùy theo khẩu phần ăn hàng ngày.
Những thói quen xấu sẽ phá hủy thể trạng của con người một cách âm thầm, khó có thể phát hiện ngay tại thời điểm đó. Việc ăn uống vô tổ chức, không giờ giấc và nhai không kỹ rất dễ biến thành những cơn đau dạ dày dai dẳng, khủng khiếp. Việc bê vác nặng thường xuyên khiến cho cột sống và hệ thống xương thoái hóa, suy yếu. Với những người bị tim mạch, thói quen ăn mặn nếu không bỏ được sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng có hại cho tim.
Bên cạnh đó cũng tồn tại một số thói quen có lợi cho sức khỏe như: dậy sớm tập thể dục vào buổi sáng, uống một ly sữa nóng trước khi đi ngủ, vệ sinh răng miệng thường xuyên sau bữa ăn, ngâm chân trong nước muối pha loãng mỗi ngày…
Tầm quan trọng từ việc tạo dựng thói quen
Chính vì những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực đó, chúng ta nên chủ động tạo dựng thói quen tốt, cũng như thay đổi, hạn chế thói quen xấu để giữ cơ thể khỏe khoắn, cân đối. Cho dù chưa cảm thấy đau yếu, nhưng việc kiểm tra sức khỏe định kỳ (6 tháng một lần/năm) sẽ giúp sớm phát hiện những căn bệnh hiểm nghèo ngay trong giai đoạn đầu. Đối với những bệnh nhân này, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, không cho phép chúng lây lan quá nhanh, hoặc có thể kéo dài sự sống cho người bệnh thêm vài ba năm nữa.
Thói quen đôi khi ăn sâu vào nếp nghĩ và việc thay đổi không phải là chuyện một sớm, một chiều, chúng ta thừa hiểu "phòng bệnh hơn chữa bệnh", nhưng có mấy ai chịu nghe theo tất cả những lời chỉ dẫn để bảo vệ sức khỏe, mà phải đợi đến khi phát bệnh mới đi tìm thầy thuốc. Việc luyện tập thể dục thể thao hàng năm cũng chủ yếu là các cụ già, các bác, các chú ở tuổi trung niên, chứ ít khi bắt gặp người trẻ tuổi. Với họ, công việc vẫn được ưu tiên ở vị trí số 1 và họ không đủ thời gian để dậy sớm, tập luyện mỗi ngày.
Một số người cho rằng, tập luyện thể thao vào buổi tối cũng sẽ mang lại cảm giác khỏe khoắn, hưng phấn cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này chỉ thực sự có lợi nếu họ không mắc những bệnh liên quan đến khớp, tim và không được tập ngay sau bữa ăn tối. Những thói quen tưởng chừng rất tốt không phải lúc nào cũng mang đến kết quả như ý. Vì vậy, bạn cần tham khảo và bổ sung thêm kiến thức thực tế trong việc rèn luyện thói quen của mình.
Làm thế nào để tạo dựng những thói quen có lợi cho sức khỏe?
Trước khi tập luyện, hình thành một thói quen nào đó, hãy kiểm tra thật kỹ xem nó phù hợp và có lợi cho sức khỏe của bạn hay không.
Để tạo dựng một thói quen tốt, bạn phải bắt đầu một cách từ từ, dần dần chứ không thể "lao vào cuộc" một cách vội vã.
Ban đầu, chúng ta có thể quên những việc cần làm để tạo nên thói quen. Vì vậy, hãy tự nhắc nhở mình bằng cách ghi ra lời nhắn dán lên tường, hoặc đánh dấu trên lịch, đặt điện thoại nhắc nhở…
Bạn cũng có thể nhờ ai đó trong gia đình nhắc bạn mỗi ngày việc thực hiện những thói quen trong thời gian đầu.
Để duy trì thói quen của mình, những giai đoạn đầu tiên luôn phải thực hiện suôn sẻ vì như thế mới tạo được sự hứng thú trong những lần kế tiếp. Nếu có điều kiện, hãy rủ ai đó cùng tham gia với bạn. Sự "ghanh đua ngầm" trong quá trình tạo thói quen cũng giúp các bạn hưng phấn và thấy tươi mới hơn.
Một số vật dụng, công cụ cần thiết để tạo thói quen nên chuẩn bị chu đáo. Nếu bạn định chạy bộ hàng ngày, hãy chuẩn bị cho mình những đôi giày vải mềm mại, vừa ý.
Nếu có ý định tập xe đạp giảm cân, một chiếc xe được tu sửa cẩn thận sẽ tạo cảm giác thoải mái và trở thành người đồng hành lý tưởng của bạn trên mỗi chặng đường.
Năm mới với nhiều dự định mới, hãy bắt tay ngay từ những ngày đầu năm để vạch ra kế hoạch tạo lập thói quen có lợi cho sức khỏe. Một sức khỏe tốt sẽ mang đến cho bạn niềm vui và tiếng cười suốt cả năm.
 (Theo girlspace)

Nhận xét