Người bệnh thường nhầm lẫn giữa đầy hơi (có nhiều hơi trong dạ dày, ruột) với chậm tiêu (thức ăn chậm được tiêu hóa). Có rất nhiều nguyên nhân gây đầy hơi - suoi nguon tuoi tre.
Sau đây là các yếu tố khiến hơi tích nhiều trong đường tiêu hóa của bạn:
Hơi đi ngược
Bình thường, thực quản, dạ dày, ruột co bóp hướng về phía dưới và hơi được tống ra qua hậu môn. Bình thường khi ăn, cơ thực quản dưới giãn ra, hơi theo thức ăn xuống dạ dày. Ở người bị bệnh, do cơ thắt thực quản dưới bị giãn hơi bị tống ngược lên, từ dạ dày qua thực quản ra miệng. Một số thức ăn làm lỗ thực quản dưới đóng không kín, dễ gây ợ hơi như hành, khoai tây, bạc hà.
Ở người lo âu, căng thẳng, cơ thực quản trên giãn ra, áp suất lồng ngực giảm xuống, hơi được hít vào theo thực quản, dạ dày. Ợ hơi còn gặp trong bệnh trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng, bệnh phổi, viêm túi mật, sau mổ thực quản.
Ở người bình thường, hơi chứa trong ruột khoảng 200 ml và thoát ra qua trung tiện khoảng 600 ml/ngày. Ở người bệnh, lượng hơi tăng lên, gây chướng bụng. Các loại hơi này gồm có nitrogen, oxy,carbon-dioxit,-hydrogen-và-methan.
Hơi tăng lên trong ống tiêu hóa là do rối loạn chuyển hóa tinh bột, do sự lên men của vi trùng. Các chất tinh bột, glycoprotein xuống đến đại tràng bị vi trùng làm lên men, gây ra khí hydrogen, carbon dioxit, methan. Các loại tinh bột dễ gây đầy hơi là đậu, thực phẩm họ đậu, đường fructo, sorbitol trong trái cây…
Đầy hơi cũng thường gặp trong rối loạn vận động ống tiêu hóa và bệnh chuyển hóa, hội chứng đại tràng kích thích, rối loạn hấp thu tinh bột…
Nếu đầy hơi kéo dài, lặp lại gây khó chịu, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra tìm nguyên nhân, từ đó có cách khắc phục phù hợp.
(Theo BSGĐ)
Nhận xét
Đăng nhận xét