Bỏ chấm điểm thường xuyên giúp học sinh giảm áp lực, giảm bệnh thành tích... được đánh giá là điểm cộng của thông tư 30. Điểm trừ của văn bản này là việc yêu cầu ghi nhận xét quá nhiều, việc triển khai gấp gáp khi chưa tập huấn kỹ cho giáo viên
Thầy Đào Tuấn Đạt, Hiệu trưởng THPT Anhxtanh Hà Nội nhận định, thông tư 30 xóa bỏ việc đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học bằng cho điểm là quyết định đúng đắn và tiến bộ. "Không cho điểm là để trả lại sự tự nhiên cho việc học. Động lực của việc học ở sự mới mẻ của kiến thức và hiểu biết, ở cách tìm ra những điều mình chưa biết chứ không phải là điểm số. Lấy sự ganh đua về điểm số giữa các học sinh làm động lực của việc học là lạc hậu, thậm chí phản giáo dục", thầy Đạt nói.
Theo Hiệu trưởng Đạt, trong quá trình học tập hay nhận thức, học sinh có quyền sai, giáo dục tiến bộ không nhằm vào chỗ sai đó để trừ điểm và đánh giá năng lực của học sinh, hay tồi tệ hơn là mất niềm tin vào em đó. Nhiệm vụ của người thầy (bao gồm cả thầy cô và cha mẹ) là giúp học sinh vượt qua cái sai. Không những thế, việc cho điểm còn dẫn tới bệnh thành tích, khiến nội dung học tập trở nên giả tạo, méo mó, thậm chí gian dối.
"Nhưng thay vì không cho điểm thường xuyên, lại bắt thầy cô ghi nhận xét từng học sinh hàng ngày như vậy là điểm trừ cho thông tư 30", thầy Đạt nói. Thứ nhất là thầy cô sẽ mất quá nhiều thời gian ghi nhận xét, không còn thời gian đầu tư cho bài giảng và chỉ bảo học sinh. Thứ hai, các nhận xét chung chung không có ích cho ai cả. Trong một ngày, căn cứ vào nhiệm vụ học tập cụ thể, thầy cô cần nhận xét em nào hoàn thành hay chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao.
"Nếu cả lớp hoàn thành thì vui quá, tập thể cùng vui. Nếu có em chưa hoàn thành thì giúp em ấy vượt qua. Em học sinh sai ở đâu, sửa ở đó chứ việc gì phải ghi nhận xét. Chỉ cần một quyển sổ ghi nhận xét chung cho cả lớp giống như sổ đầu bài là đủ", Hiệu trưởng THPT Anhxtanh góp ý.
Ông Hoàng Tùng, Giám đốc điều hành trường song ngữ Brendon cho biết, khi thông tư 30 được thực hiện khá "vội vàng" đầu năm học, các đơn vị quản lý giáo dục, nhà trường, thầy cô và đặc biệt phụ huynh rất bỡ ngỡ, có chút hoang mang.
Sau một năm học, nhà trường, xã hội đã quen dần với những nhận xét mang tính động viên, khích lệ không có điểm số. Và việc đưa thông tư 30 vào tiểu học có những mặt tích cực nhìn thấy rõ như trẻ sẽ được động viên, chia sẻ, khích lệ, giảm tải học... Điều này không mang tính hình thức, giảm thiểu "bệnh" thành tích.
Tuy nhiên, sự chuẩn bị khá gấp gáp khiến ngành giáo dục chưa đào tạo kỹ giáo viên, nhà trường về những nhận xét sâu, vừa mang tính khích lệ học sinh nhưng cũng cần chỉ ra rõ hơn với vài nhóm cần quan tâm. Giáo viên vì vậy chưa làm tốt việc đánh giá bằng lời, gây tâm lý lo lắng cho phụ huynh khi cầm những tờ nhận xét chưa thực sự chi tiết. Mặt khác việc chấm điểm đã quen từ nhiều năm nên việc thay đổi cần thêm thời gian để cả phụ huynh lẫn nhà trường thích nghi.
"Chúng ta thường đánh giá học sinh tiểu học bằng điểm số, bằng những cuộc thi, bằng những bài toán khó, lời văn phức tạp... Bây giờ thay đổi cách đánh giá để lứa tuổi tiểu học giảm tải áp lực, sống hồn nhiên, đúng lứa tuổi hơn, giống như học sinh các nước có nền giáo dục phát triển. Song để làm được chúng ta cần thêm thời gian thích nghi và phù hợp với đa số học sinh, đặc biệt là ở các thành phố lớn với sĩ số học sinh đông", ông Tùng nói và cho rằng, nếu thông tin 30 thực hiện từng phần trong 3 năm thì sẽ rất ổn.
Vị giám đốc điều hành cho biết, với các nước có nền giáo dục tốt mà Việt Nam đang học tập như Australia, Anh, Thuỵ Điển... thì giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến hết lớp 6 không có bất kể kỳ thi và chẳng có điểm số nào, hoặc họ chấm 1 đến 2 môn rất chung chung là A, B, C... để học sinh và phụ huynh không bị áp lực về điểm số, thi đua. Họ đánh giá học sinh toàn diện từ ngôn ngữ, toán, tự nhiên xã hội, thể dục, mỹ thuật và đặc biệt các kỹ năng ứng xử hành động cơ bản của lứa tuổi. Việc nhìn nhận của phụ huynh cũng giản dị hơn rất nhiều cách nhìn của chúng ta.
"Tôi chia sẻ những khó khăn vất vả với đồng nghiệp vì lượng công việc lớn hơn rất nhiều với từng đánh giá nhận xét và tôi hy vọng với sự thay đổi này, chúng ta sẽ có những cách thích nghi khác nhau để con em vẫn có tuổi thơ đẹp mà vẫn có kiến thức cơ bản vững chắc của tiểu học", ông Tùng nói
Bà Ngô Thị Minh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá Giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng cho biết, việc bỏ chấm điểm học sinh tiểu học Ủy ban chưa làm việc cụ thể với Bộ Giáo dục. Tuy nhiên, theo bà bỏ chấm điểm cho học sinh tiểu học là mục tiêu tiến tới và để thực hiện còn nhiều vấn đề mà Bộ Giáo dục và Chính phủ cần có sự quan tâm sâu hơn.
"Nếu không đánh giá bằng điểm thì đánh giá bằng cái gì? Phải đưa ra các tiêu chí", bà Minh nói và cho rằng cần nhận xét rõ các cháu tốt chỗ nào, chưa tốt chỗ nào, từ đó biết cần cố gắng ở đâu để phát triển toàn diện. Việc công bố tiêu chí đánh giá phải tỉ mỉ. Bà Minh cho rằng do Bộ Giáo dục chưa có sự chuẩn bị chu đáo, chưa lấy ý kiến rộng rãi trong dân nên sự đánh giá không bằng điểm của giáo viên còn lúng túng, nhận xét cảm tính.
Tìm hiểu ở một số trường quốc tế, bà Minh thấy họ đánh giá rất khoa học, như khi xem xét sự rèn luyện của các cháu thì ghi vào đó 1, 2, 3, 4, trong đó ghi chú ý nghĩa của từng con số. Nếu con có nhiều số 4 nghĩa là chưa phát huy hết khả năng, đến lớp hay nói chuyện, sao nhãng trong học tập. Điểm 3 là có tiếp thu được bài ở lớp nhưng chưa cố gắng nhiều...
"Ngoài cho điểm kiến thức, họ còn cho điểm về rèn luyện, hàng tháng họ gửi kết quả qua mạng, phụ huynh sẽ liên tục nắm bắt được kết quả học tập của con", bà Minh chia sẻ.
Hoàng Thuỳ
- Giao tiếp tự tin hơn với ngoại ngữ
- Học tiếng anh giao tiếp bước đệm thành công cho bạn
Thầy Đào Tuấn Đạt, Hiệu trưởng THPT Anhxtanh Hà Nội nhận định, thông tư 30 xóa bỏ việc đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học bằng cho điểm là quyết định đúng đắn và tiến bộ. "Không cho điểm là để trả lại sự tự nhiên cho việc học. Động lực của việc học ở sự mới mẻ của kiến thức và hiểu biết, ở cách tìm ra những điều mình chưa biết chứ không phải là điểm số. Lấy sự ganh đua về điểm số giữa các học sinh làm động lực của việc học là lạc hậu, thậm chí phản giáo dục", thầy Đạt nói.
Theo Hiệu trưởng Đạt, trong quá trình học tập hay nhận thức, học sinh có quyền sai, giáo dục tiến bộ không nhằm vào chỗ sai đó để trừ điểm và đánh giá năng lực của học sinh, hay tồi tệ hơn là mất niềm tin vào em đó. Nhiệm vụ của người thầy (bao gồm cả thầy cô và cha mẹ) là giúp học sinh vượt qua cái sai. Không những thế, việc cho điểm còn dẫn tới bệnh thành tích, khiến nội dung học tập trở nên giả tạo, méo mó, thậm chí gian dối.
"Nhưng thay vì không cho điểm thường xuyên, lại bắt thầy cô ghi nhận xét từng học sinh hàng ngày như vậy là điểm trừ cho thông tư 30", thầy Đạt nói. Thứ nhất là thầy cô sẽ mất quá nhiều thời gian ghi nhận xét, không còn thời gian đầu tư cho bài giảng và chỉ bảo học sinh. Thứ hai, các nhận xét chung chung không có ích cho ai cả. Trong một ngày, căn cứ vào nhiệm vụ học tập cụ thể, thầy cô cần nhận xét em nào hoàn thành hay chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao.
"Nếu cả lớp hoàn thành thì vui quá, tập thể cùng vui. Nếu có em chưa hoàn thành thì giúp em ấy vượt qua. Em học sinh sai ở đâu, sửa ở đó chứ việc gì phải ghi nhận xét. Chỉ cần một quyển sổ ghi nhận xét chung cho cả lớp giống như sổ đầu bài là đủ", Hiệu trưởng THPT Anhxtanh góp ý.
Ông Hoàng Tùng, Giám đốc điều hành trường song ngữ Brendon cho biết, khi thông tư 30 được thực hiện khá "vội vàng" đầu năm học, các đơn vị quản lý giáo dục, nhà trường, thầy cô và đặc biệt phụ huynh rất bỡ ngỡ, có chút hoang mang.
Sau một năm học, nhà trường, xã hội đã quen dần với những nhận xét mang tính động viên, khích lệ không có điểm số. Và việc đưa thông tư 30 vào tiểu học có những mặt tích cực nhìn thấy rõ như trẻ sẽ được động viên, chia sẻ, khích lệ, giảm tải học... Điều này không mang tính hình thức, giảm thiểu "bệnh" thành tích.
Tuy nhiên, sự chuẩn bị khá gấp gáp khiến ngành giáo dục chưa đào tạo kỹ giáo viên, nhà trường về những nhận xét sâu, vừa mang tính khích lệ học sinh nhưng cũng cần chỉ ra rõ hơn với vài nhóm cần quan tâm. Giáo viên vì vậy chưa làm tốt việc đánh giá bằng lời, gây tâm lý lo lắng cho phụ huynh khi cầm những tờ nhận xét chưa thực sự chi tiết. Mặt khác việc chấm điểm đã quen từ nhiều năm nên việc thay đổi cần thêm thời gian để cả phụ huynh lẫn nhà trường thích nghi.
"Chúng ta thường đánh giá học sinh tiểu học bằng điểm số, bằng những cuộc thi, bằng những bài toán khó, lời văn phức tạp... Bây giờ thay đổi cách đánh giá để lứa tuổi tiểu học giảm tải áp lực, sống hồn nhiên, đúng lứa tuổi hơn, giống như học sinh các nước có nền giáo dục phát triển. Song để làm được chúng ta cần thêm thời gian thích nghi và phù hợp với đa số học sinh, đặc biệt là ở các thành phố lớn với sĩ số học sinh đông", ông Tùng nói và cho rằng, nếu thông tin 30 thực hiện từng phần trong 3 năm thì sẽ rất ổn.
Vị giám đốc điều hành cho biết, với các nước có nền giáo dục tốt mà Việt Nam đang học tập như Australia, Anh, Thuỵ Điển... thì giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến hết lớp 6 không có bất kể kỳ thi và chẳng có điểm số nào, hoặc họ chấm 1 đến 2 môn rất chung chung là A, B, C... để học sinh và phụ huynh không bị áp lực về điểm số, thi đua. Họ đánh giá học sinh toàn diện từ ngôn ngữ, toán, tự nhiên xã hội, thể dục, mỹ thuật và đặc biệt các kỹ năng ứng xử hành động cơ bản của lứa tuổi. Việc nhìn nhận của phụ huynh cũng giản dị hơn rất nhiều cách nhìn của chúng ta.
"Tôi chia sẻ những khó khăn vất vả với đồng nghiệp vì lượng công việc lớn hơn rất nhiều với từng đánh giá nhận xét và tôi hy vọng với sự thay đổi này, chúng ta sẽ có những cách thích nghi khác nhau để con em vẫn có tuổi thơ đẹp mà vẫn có kiến thức cơ bản vững chắc của tiểu học", ông Tùng nói
Bà Ngô Thị Minh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá Giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng cho biết, việc bỏ chấm điểm học sinh tiểu học Ủy ban chưa làm việc cụ thể với Bộ Giáo dục. Tuy nhiên, theo bà bỏ chấm điểm cho học sinh tiểu học là mục tiêu tiến tới và để thực hiện còn nhiều vấn đề mà Bộ Giáo dục và Chính phủ cần có sự quan tâm sâu hơn.
"Nếu không đánh giá bằng điểm thì đánh giá bằng cái gì? Phải đưa ra các tiêu chí", bà Minh nói và cho rằng cần nhận xét rõ các cháu tốt chỗ nào, chưa tốt chỗ nào, từ đó biết cần cố gắng ở đâu để phát triển toàn diện. Việc công bố tiêu chí đánh giá phải tỉ mỉ. Bà Minh cho rằng do Bộ Giáo dục chưa có sự chuẩn bị chu đáo, chưa lấy ý kiến rộng rãi trong dân nên sự đánh giá không bằng điểm của giáo viên còn lúng túng, nhận xét cảm tính.
Tìm hiểu ở một số trường quốc tế, bà Minh thấy họ đánh giá rất khoa học, như khi xem xét sự rèn luyện của các cháu thì ghi vào đó 1, 2, 3, 4, trong đó ghi chú ý nghĩa của từng con số. Nếu con có nhiều số 4 nghĩa là chưa phát huy hết khả năng, đến lớp hay nói chuyện, sao nhãng trong học tập. Điểm 3 là có tiếp thu được bài ở lớp nhưng chưa cố gắng nhiều...
"Ngoài cho điểm kiến thức, họ còn cho điểm về rèn luyện, hàng tháng họ gửi kết quả qua mạng, phụ huynh sẽ liên tục nắm bắt được kết quả học tập của con", bà Minh chia sẻ.
Hoàng Thuỳ
Nhận xét
Đăng nhận xét