Truyện ngôn tình là thể loại truyện viết về chủ đề tình yêu nam – nữ. “Ngôn tình” phiên âm Hán- Việt ra có nghĩa là “chuyện tình cảm”. Chỉ cần nghe đến tên thể loại này bạn cũng có thể hình dung ra được nội dung của nó rồi. Truyện có chung mô-tip về những hình mẫu nhân vật lý tưởng như đẹp trai, xinh gái, con nhà giàu yêu con nhà nghèo, tính cách đáng yêu,… Đây có thể được coi là những mơ mộng viển vông, xa vời thực tế của các tác giả, vì thế mà có lẽ thể loại truyện này chỉ có các tác giả nữ chứ không thấy (ít thấy) tác giả nam.
Lúc đầu, ngôn tình chỉ là dòng truyện với nhân vật mang mẫu hình lý tưởng, cả về hình thể, thân thế, gia cảnh, tính cách… đều hoàn hảo. Truyện phản ánh chính những mơ ước lắm khi là mơ mộng viển vông của tác giả.
Nếu như cách đây chỉ 5 – 6 năm, các nhà làm sách trong nước đã dự đoán về sự “sụp đổ” thể loại truyện ngôn tình thì ngày nay nó lại là một dòng sách rất thịnh hành trong giới trẻ. Truyện ngôn tình không biến mất mà ngày càng có được chỗ đứng hơn trong lòng độc giả, nó còn được biên kịch lại để chuyển thể thành phim truyền hình, đặc biệt là tại Trung Quốc.
Trung Quốc chưa chắc là cái nôi của truyện ngôn tình, nhưng tính đến thời điểm hiện tại những tác phẩm ngôn tình của phía Trung Quốc đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà xuất bản và bạn đọc trẻ Việt Nam. Những tác phẩm ngôn tình đã và đang “làm mưa làm gió” thị trường sách Việt Nam thời gian vừa qua có thể kể đến như: “Năm tháng vội vã” của Cửu Dạ Hồi, “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ", "Anh có thích nước Mỹ không?", "Yêu anh hơn cả tử thần", "Thiên thần sa ngã", "Hồng hạnh thổn thức", "Hôn lễ tháng ba"... của Tào Đình, Cho anh nhìn về em”, “Hóa ra anh vẫn ở đây”, “Phù thế phù thành”, “Gửi thời thanh xuân sẽ qua của chúng ta”, “Anh sẽ chờ em trong hồi ức” … của Tân Di Ổ, “ Bên nhau trọn đời” của Cố Mạn, Tình yêu thứ ba của Tự Do Hành Tẩu, và nhiều tác phẩm, tác giả khác nữa.
Truyện ngôn tình “Gửi thời thanh xuân sẽ qua của chúng ta”, “Bên nhau trọn đời”,… đã được chuyển thể thành phim và nhận được sự yêu thích của khán giả đại bộ phận giới trẻ. Nhiều người sau khi xem phim mới biết đến truyện, và họ tìm mua tác phẩm gốc để đọc. Cơn sốt truyện ngôn tình tưởng chừng như chìm tắt giờ lại dậy lên một cách mạnh mẽ. Những tác phẩm liên tục được xuất bản. Các tác giả truyện ngôn tình cũng ngày càng tăng. Độc giả của dòng sách này chủ yếu là giới trẻ và những em tuổi teen còn ngồi trên ghế nhà trường.
Thể loại truyện ngôn tình Việt Nam có ít tác giả, tác phẩm và cũng chưa có sự đột phá nào cả. Truyện ngôn tình Trung Quốc thì khá đình đám, tiểu biểu cho những thập niên trước là nữ tác giả Quỳnh Dao. Ở Việt Nam, truyện ngôn tình được viết và lan truyền trên mạng là nhiều. Những tác phẩm mạng hay, có nhiều độc giả sẽ được xin in xuất bản.
“Cơn sốt” truyện ngôn tình ở Việt Nam có lẽ sẽ chưa có hồi dừng, bởi lẽ đây là món ăn bình dân và hợp với khẩu vị của đông đảo độc giả hơn những cuốn sách văn học có tính bác học, hàn lâm.
Lúc đầu, ngôn tình chỉ là dòng truyện với nhân vật mang mẫu hình lý tưởng, cả về hình thể, thân thế, gia cảnh, tính cách… đều hoàn hảo. Truyện phản ánh chính những mơ ước lắm khi là mơ mộng viển vông của tác giả.
Nếu như cách đây chỉ 5 – 6 năm, các nhà làm sách trong nước đã dự đoán về sự “sụp đổ” thể loại truyện ngôn tình thì ngày nay nó lại là một dòng sách rất thịnh hành trong giới trẻ. Truyện ngôn tình không biến mất mà ngày càng có được chỗ đứng hơn trong lòng độc giả, nó còn được biên kịch lại để chuyển thể thành phim truyền hình, đặc biệt là tại Trung Quốc.
Trung Quốc chưa chắc là cái nôi của truyện ngôn tình, nhưng tính đến thời điểm hiện tại những tác phẩm ngôn tình của phía Trung Quốc đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà xuất bản và bạn đọc trẻ Việt Nam. Những tác phẩm ngôn tình đã và đang “làm mưa làm gió” thị trường sách Việt Nam thời gian vừa qua có thể kể đến như: “Năm tháng vội vã” của Cửu Dạ Hồi, “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ", "Anh có thích nước Mỹ không?", "Yêu anh hơn cả tử thần", "Thiên thần sa ngã", "Hồng hạnh thổn thức", "Hôn lễ tháng ba"... của Tào Đình, Cho anh nhìn về em”, “Hóa ra anh vẫn ở đây”, “Phù thế phù thành”, “Gửi thời thanh xuân sẽ qua của chúng ta”, “Anh sẽ chờ em trong hồi ức” … của Tân Di Ổ, “ Bên nhau trọn đời” của Cố Mạn, Tình yêu thứ ba của Tự Do Hành Tẩu, và nhiều tác phẩm, tác giả khác nữa.
Truyện ngôn tình “Gửi thời thanh xuân sẽ qua của chúng ta”, “Bên nhau trọn đời”,… đã được chuyển thể thành phim và nhận được sự yêu thích của khán giả đại bộ phận giới trẻ. Nhiều người sau khi xem phim mới biết đến truyện, và họ tìm mua tác phẩm gốc để đọc. Cơn sốt truyện ngôn tình tưởng chừng như chìm tắt giờ lại dậy lên một cách mạnh mẽ. Những tác phẩm liên tục được xuất bản. Các tác giả truyện ngôn tình cũng ngày càng tăng. Độc giả của dòng sách này chủ yếu là giới trẻ và những em tuổi teen còn ngồi trên ghế nhà trường.
Thể loại truyện ngôn tình Việt Nam có ít tác giả, tác phẩm và cũng chưa có sự đột phá nào cả. Truyện ngôn tình Trung Quốc thì khá đình đám, tiểu biểu cho những thập niên trước là nữ tác giả Quỳnh Dao. Ở Việt Nam, truyện ngôn tình được viết và lan truyền trên mạng là nhiều. Những tác phẩm mạng hay, có nhiều độc giả sẽ được xin in xuất bản.
“Cơn sốt” truyện ngôn tình ở Việt Nam có lẽ sẽ chưa có hồi dừng, bởi lẽ đây là món ăn bình dân và hợp với khẩu vị của đông đảo độc giả hơn những cuốn sách văn học có tính bác học, hàn lâm.
Nhận xét
Đăng nhận xét