Trẻ Việt ‘cày’ tiếng Anh nhưng vẫn sợ giao tiếp

Trong khi không tiếc tiền đầu tư cho con hoc tieng anh giao tiep ngay từ khi còn bé, nhiều phụ huynh vẫn thắc mắc vì sao con lại rụt rè khi cần giao tiếp bằng tiếng Anh, lúng túng sử dụng những từ đã học trên sách vở rất nhiều lần.


Sợ từ điển, sợ cấu trúc ngữ pháp
Theo một nghiên cứu mới đây của GS. Laura Grassick, Giám đốc Chương trình Phát triển Giảng dạy tiếng Anh, Hội đồng Anh thì trong khi tiếng Anh là môn học bắt buộc đối với học sinh tiểu học ở Singapore, Philippines, Thái Lan, Hàn Quốc và Đài Loan, thì ở Việt Nam, Nhật Bản, và Indonesia đây chỉ là môn tự chọn.
Trong khi đó, ở Việt Nam, có rất nhiều học sinh khi được hỏi đều cảm thấy chán học tiếng Anh vì bộ môn này còn quá khô cứng, lý thuyết, không có cơ hội thực hành…
Bởi nhắc đến bộ môn tiếng Anh ở trường học, người ta thường chỉ nghĩ đến những cuốn từ điển dày đặc chữ, những công thức ngữ pháp khô khan, những các mẫu câu nhàm chán hay những lớp học chen chúc ở trên thầy nói, ở dưới trò cặm cụi ghi chép.
Việc tìm một môi trường giảng dạy tiếng Anh hoàn thiện cho con mình cho con mình trở thành vấn đề đau đầu của nhiều phụ huynh Việt.
Hình ảnh những gia đình đầu tư cho con em mình học ngoại ngữ ngay từ khi còn rất bé đã trở nên rất quen thuộc. Nhưng đầu tư sao cho hiệu quả, học sao cho chất lượng lại mới là bài toán chưa có lời giải.
Chị Thanh Hằng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi muốn một chương trình học giúp cháu tiếp thu kiến thức tự nhiên, không nhồi nhét kiểu học thuật. Quan trọng là, mỗi giờ học với cháu là đam mê chứ không phải bị ép buộc. Tôi rất sợ mỗi khi chuẩn bị cặp sách tới lớp tiếng Anh là cháu lại tỏ ra e dè, sợ sệt, tìm mọi cách thoái thác để không phải đến lớp.”
Hoc tieng anh giao tiep trong cuộc sống thực
Cô giáo Nguyễn Kim Thúy với 30 năm kinh nghiệm giảng dạy bộ môn tiếng Anh, hiện đang là giáo viên Trường Phổ thông Liên cấp Vinschool chia sẻ: “Muốn con học tiếng Anh hiệu quả cần có một lộ trình bài bản”.
Theo cô Thúy, cần đưa tiếng Anh vào các hoạt động đời sống thực tiễn, truyển tải kiến thức bằng những phương pháp kể truyện, phân tích bài học, khuyến khích học sinh giao tiếp và tạo hứng thú học tập,
“Tham gia hoạt động ngoại khóa, giao lưu tìm hiểu ẩm thực văn hóa nước ngoài, những hoạt động xã hội giàu ý nghĩa hay tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh…. là cần thiết để tiếng Anh thẩm thấu và trở thành một phần tư duy, một phần cuộc sống thật tự nhiên và gần gũi là điều tiên quyết để thực sự làm chủ ngôn ngữ này”, cô Thúy cho hay.
Hiện không phải nhà trường nào cũng có đủ điều kiện cũng như có tư duy giáo dục tiếng Anh phù hợp, khiến phụ huynh và học sinh phải lao đi học tại các trung tâm ngoại ngữ dù chi phí cao. Việc học tiếng Anh một cách hiệu quả ngay trong thời gian học tập tại trường trở thành một “giấc mơ xa xỉ”…
Bên cạnh đó, chất lượng giáo viên đồng đều giữa các giáo viên bản ngữ (100% có chứng chỉ giảng dạy tiếng anh CELTA và chuẩn mực quốc tế về phương pháp giảng dạy tiếng Anh TESOL) và đội ngũ các giáo viên Việt Nam giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn chuẩn quốc tế.
Cùng một chương trình được xây dựng từ căn bản tới phát triển nâng cao; cũng giữ vai trò quyết định tới việc định hướng, dẫn dắt hành trình học tiếng Anh của học sinh. Hoàn hảo hơn nếu môi trường tiếng Anh tại nhà trường có thể đảm bảo đầu ra chất lượng theo chuẩn quốc tế.
Trước thực trạng trên, vừa qua Trường Phổ thông Liên cấp Vinschool là đơn vị đầu tiên ở miền Bắc ký kết hợp tác với Hội đồng khảo thí tiếng Anh, ĐH Cambridge nhằm chuẩn hoá chương trình giảng dạy tiếng Anh; giúp học sinh sau khi hoàn thành chương trình tại Vinschool từ bậc Tiểu học đến hết THPT có đủ khả năng theo học tại các trường đại học quốc tế.
“Tất cả những phương pháp trên kết hợp với mô hình câu lạc bộ ngoại khóa, cùng hệ thống giáo viên và chương trình toàn diện, chất lượng cũng như trong điều kiện cơ sở vật chất tối ưu, chúng tôi đã và đang vận dụng tại hệ thống giáo dục Vinschool với mong muốn trở thành ngôi trường Việt Nam có thể trao “tấm hộ chiếu toàn cầu” cho các em học sinh”, cô Kim Thúy chia sẻ.
Minh Tuấn - vietnamnet.vn

Nhận xét