Những lợi ích của việc lắp đặt tụ bù hạ thế và cách chọn tủ tụ bù hạ thế phù hợp

Ngày nay trong các công xưởng, nhà máy, cơ sở sản xuất có sử dụng nguồn điện có cường độ cao, người ta thường được thiết kế để lắp thêm tủ bù hạ thế nhằm tác dụng nâng cao hệ số công suất cho nơi được lắp đặt. 



Tụ bù hạ thế là hệ thống tiết kiệm năng lượng có những ưu điểm về kỹ thuật và kinh tế, mà đặc biệt là giúp giảm tiền điện cho các doanh nghiệp. Bên cạnh tụ bù hạ thế cũng làm giảm tổn thất điện năng và sụt áp trong mạng điện. Và sau đây là một số các lợi ích tiêu biểu mà người dùng có thể nhận được khi sử dụng tụ bù hạ thế

Nâng cao hệ số công suất:

Tiết kiệm chi phí điện năng
Việc lắp tụ bù điện hạ thế cho hệ thống tủ điện công nghiệp thường được nhắm đến đầu tiên mới mục đích nâng cao hệ số công suất, từ đó làm giảm đi mức chi phí cho điện năng. Bởi vì theo quy định của nhà nước ta hiện này, nếu doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng phản kháng vượt quá 40% năng lượng tác dụng (tgφ > 0,4) thì người sử dụng năng lượng phản kháng phải trả tiền hàng tháng theo giá hiện hành.
Tuy nhiên, người sử dụng cần cân nhắc đến yếu tố phí tổn do mua sắm, lắp đặt bảo trì các tụ điện hạ thế để cải thiện hệ số công suất so với mức lợi thu được từ việc cắt giảm tiền điện

Tối ưu hóa kinh tế  kỹ thuật.
Ý nghĩa thứ hai của việc nâng cao hệ số công suất nhờ lắp đặt hệ thống tủ tụ bù hạ thế là cải thiện hệ số công suất, cho phép người sử dụng máy biến áp, thiết bị đóng cắt và cáp nhỏ hơn. Từ đó giúp đồng thời giảm tổn thất điện năng và sụt áp trong mạng điện. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất, cần đặt tụ cạnh các phần tử của thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng.

Cách chọn tủ tụ bù hạ thế cho phù hợp với cơ sở sản xuất
Để lắp đặt được hệ thống tủ tụ bù hạ thế phù hợp với không gian cũng như công suất cho cơ sở sản xuất của mình, bạn cần có một kế hoạch thiết kế được tính toán dành riêng cho nơi muốn lắp. Sau đây là một số cách tính dành cho tủ tụ bù hạ thế theo tiêu chuẩn quốc tế:

Phương pháp tính đơn giản:
+ Giả sử ta có công suất của tải là P
+ Hệ số công suất của tải là Cos φ1 → tg φ1 ( trước khi bù )
+ Hệ số công suất sau khi bù là Cos φ2 → tg φ2.
+ Công suất phản kháng cần bù là QC = P (tgφ1 – tgφ2 ).
+ Từ công suất cần bù ta chọn tụ bù cho phù hợp trong bảng catalog của nhà cung cấp tụ bù.

Phương pháp bù tối ưu dựa vào khung phạt:
Dựa vào hóa đơn tiền điện và dung lượng kVArh đã tiêu thụ, bạn có thể ghi nhận số kVArh phải trả tiền, sau đó chọn hóa đơn tiền có giá kVArh cao nhất phải trả (không xét đến trường hợp ngoại lệ).Tính tổng thời gian hoạt động trong tháng đó
Ví dụ : 250h số giờ xét để tính là những giờ mà hệ thống điện chịu tải lớn nhất và tải đạt giá trị đỉnh cao nhất. Ngoài thời gian kể trên việc tiêu thụ công suất phản kháng là miễn phí.

Xem thêm: Tụ bù tiết kiệm điện năng tiêu thụ

Nhận xét