Công tác xã hội (CTXH) là một nghề mới. Cùng với sự phát triển về KT-XH, nhu cầu an sinh xã hội ngày càng tăng thì CTXH đã trở thành một nghề mang tính ổn định, tham gia vào thị trường lao động như nhiều ngành, nghề khác...
>> Việt Nam sẽ là điểm nóng outsourcing trong 5 năm tới
Theo thống kê từ Sở LĐ-TB&XH, Hà Tĩnh hiện có 450.000 người (chiếm gần 30% dân số) cần tới sự trợ giúp của các dịch vụ xã hội. Trong đó, có 159.000 người cao tuổi; trên 53.000 người có công với cách mạng; hơn 65.000 đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp hàng tháng; trên 67.000 người khuyết tật; hơn 60 hộ nghèo và cận nghèo; khoảng 10.000 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt… và còn hàng nghìn gia đình nảy sinh các vấn đề xã hội, hàng nghìn đối tượng vướng vào các tệ nạn xã hội… cần được trợ giúp.
Nhu cầu là vậy, nhưng toàn tỉnh mới chỉ có hơn 1.000 người làm nghề CTXH. Trong đó, mới có khoảng 1/3 chuẩn đào tạo nghề CTXH, còn lại là kiêm nhiệm. Phần lớn lồng ghép chức danh ở cơ sở như: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, cán bộ phường, xã...
Bà Lê Thị Thúy Nhàn - Phó trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB&XH) thừa nhận: Số lượng người làm nghề CTXH là quá ít so với nhu cầu của người dân. Hơn nữa, phần lớn người làm nghề đều đang kiêm nhiệm chức danh khác ở địa phương, làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo kỹ năng khoa học xã hội, kỹ năng nghề cần thiết về CTXH. Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng dân cư chưa cao, thiếu tính bền vững.
Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 3924 của UBND tỉnh, Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã triển khai không ít hoạt động tuyên truyền, phối hợp với các trường đại học trong và ngoài tỉnh mở lớp đào tạo dại học ngành CTXH với hình thức vừa học, vừa làm, tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ CTXH… Đã có gần 1.200 lượt người được tham gia tập huấn và cấp chứng chỉ; 30 cán bộ, nhân viên đang theo học đại học; phát hành hơn 8.000 tờ rơi, áp phích tuyên truyền. Bên cạnh đó, sở cũng đã xây dựng Trung tâm Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh, nơi hỗ trợ tâm lý, giải đáp các chế độ, chính sách xã hội, kết nối các nhà tài trợ… cho hàng trăm lượt người. Nhưng chừng đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Bà Lê Thị Thúy Nhàn cho biết thêm: Nhận thức về nghề CTXH tuy đã được nâng lên nhưng vẫn chưa sâu rộng, dẫn đến sự phối hợp thực hiện, đầu tư nguồn lực để phát triển nghề giữa các cấp, ngành còn hạn chế; người dân còn e dè, thiếu chủ động trong tiếp cận các dịch vụ; đội ngũ cán bộ làm CTXH chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng…
Xã hội càng phát triển, nhu cầu của con người càng tăng cao thì không chỉ người nghèo, người yếu thế mới cần đến sự trợ giúp xã hội mà với những người có mức sống cao, dịch vụ xã hội của họ cũng càng lớn. Vì vậy, để góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến, góp phần giải quyết các vấn đề liên quan để phát triển xã hội thì nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng là vô cùng cần thiết.
Thu Hà
>> Việt Nam sẽ là điểm nóng outsourcing trong 5 năm tới
Theo thống kê từ Sở LĐ-TB&XH, Hà Tĩnh hiện có 450.000 người (chiếm gần 30% dân số) cần tới sự trợ giúp của các dịch vụ xã hội. Trong đó, có 159.000 người cao tuổi; trên 53.000 người có công với cách mạng; hơn 65.000 đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp hàng tháng; trên 67.000 người khuyết tật; hơn 60 hộ nghèo và cận nghèo; khoảng 10.000 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt… và còn hàng nghìn gia đình nảy sinh các vấn đề xã hội, hàng nghìn đối tượng vướng vào các tệ nạn xã hội… cần được trợ giúp.
Nhu cầu là vậy, nhưng toàn tỉnh mới chỉ có hơn 1.000 người làm nghề CTXH. Trong đó, mới có khoảng 1/3 chuẩn đào tạo nghề CTXH, còn lại là kiêm nhiệm. Phần lớn lồng ghép chức danh ở cơ sở như: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, cán bộ phường, xã...
Bà Lê Thị Thúy Nhàn - Phó trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB&XH) thừa nhận: Số lượng người làm nghề CTXH là quá ít so với nhu cầu của người dân. Hơn nữa, phần lớn người làm nghề đều đang kiêm nhiệm chức danh khác ở địa phương, làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo kỹ năng khoa học xã hội, kỹ năng nghề cần thiết về CTXH. Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng dân cư chưa cao, thiếu tính bền vững.
Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 3924 của UBND tỉnh, Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã triển khai không ít hoạt động tuyên truyền, phối hợp với các trường đại học trong và ngoài tỉnh mở lớp đào tạo dại học ngành CTXH với hình thức vừa học, vừa làm, tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ CTXH… Đã có gần 1.200 lượt người được tham gia tập huấn và cấp chứng chỉ; 30 cán bộ, nhân viên đang theo học đại học; phát hành hơn 8.000 tờ rơi, áp phích tuyên truyền. Bên cạnh đó, sở cũng đã xây dựng Trung tâm Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh, nơi hỗ trợ tâm lý, giải đáp các chế độ, chính sách xã hội, kết nối các nhà tài trợ… cho hàng trăm lượt người. Nhưng chừng đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Bà Lê Thị Thúy Nhàn cho biết thêm: Nhận thức về nghề CTXH tuy đã được nâng lên nhưng vẫn chưa sâu rộng, dẫn đến sự phối hợp thực hiện, đầu tư nguồn lực để phát triển nghề giữa các cấp, ngành còn hạn chế; người dân còn e dè, thiếu chủ động trong tiếp cận các dịch vụ; đội ngũ cán bộ làm CTXH chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng…
Xã hội càng phát triển, nhu cầu của con người càng tăng cao thì không chỉ người nghèo, người yếu thế mới cần đến sự trợ giúp xã hội mà với những người có mức sống cao, dịch vụ xã hội của họ cũng càng lớn. Vì vậy, để góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến, góp phần giải quyết các vấn đề liên quan để phát triển xã hội thì nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng là vô cùng cần thiết.
Thu Hà
Nhận xét
Đăng nhận xét