Thị trường công nghệ thông tin đang nổi này được cho là sẽ vượt qua cả Ấn Độ và Trung Quốc để trở thành quốc gia hàng đầu về gia công phần mềm.
Harvey Nash, nhà cung cấp dịch vụ gia công phần mềm (outsourcing) ở Mỹ vừa mua lại công ty SilkRoad Systems tại thành phố Hồ Chí Minh với giá 1,8 triệu USD, cho biết: "Việt Nam hiện là thị trường outsourcing lớn thứ ba châu Á với 80.000 sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin và con số này tiếp tục tăng thêm 9.000 mỗi năm. Ngoài ra, một nửa dân số (84 triệu) ở độ tuổi dưới 25".
Trong khi đó, Mark Kobayashi-Hill, tác giả cuốn Global Services: Moving to a Level Playing Field (Các dịch vụ toàn cầu: Bước sang một sân chơi đúng tầm), cho rằng tốc độ phát triển ở Việt Nam vẫn "chưa là gì" khi so với con số 2,5 triệu sinh viên tốt nghiệp hàng năm tại Trung Quốc và Ấn Độ. "Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng nhanh khó tin, nhưng chưa thể là đối thủ mạnh. Các công ty đang hướng đến những dịch vụ mở rộng toàn cầu, do đó chiếc bánh outsourcing ngày một to hơn và từng phần lại trở nên nhỏ hơn".
Ngành gia công phần mềm ở Việt Nam đã đạt tỷ lệ tăng trưởng 40% trong khoảng 5 năm trở lại đây và hứa hẹn duy trì tốc độ này tới năm 2010 với doanh thu 1 tỷ USD. Nước này hiện có khoảng 750 hãng phần mềm với 35.000 nhân công, trong đó có 150 công ty làm trong lĩnh vực outsourcing với quy mô 100 - 150 nhân viên.
"Với nguồn nhân lực trẻ, chi phí thấp và khát vọng lớn, Việt Nam hội tụ đủ các điều kiện để trở thành trung tâm dịch vụ thuê ngoài nhân sự hàng đầu trong những năm tới", Giám đốc điều hành SilkRoad Marc Voss tin tưởng.
T.N. (theo CNet)
Harvey Nash, nhà cung cấp dịch vụ gia công phần mềm (outsourcing) ở Mỹ vừa mua lại công ty SilkRoad Systems tại thành phố Hồ Chí Minh với giá 1,8 triệu USD, cho biết: "Việt Nam hiện là thị trường outsourcing lớn thứ ba châu Á với 80.000 sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin và con số này tiếp tục tăng thêm 9.000 mỗi năm. Ngoài ra, một nửa dân số (84 triệu) ở độ tuổi dưới 25".
Trong khi đó, Mark Kobayashi-Hill, tác giả cuốn Global Services: Moving to a Level Playing Field (Các dịch vụ toàn cầu: Bước sang một sân chơi đúng tầm), cho rằng tốc độ phát triển ở Việt Nam vẫn "chưa là gì" khi so với con số 2,5 triệu sinh viên tốt nghiệp hàng năm tại Trung Quốc và Ấn Độ. "Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng nhanh khó tin, nhưng chưa thể là đối thủ mạnh. Các công ty đang hướng đến những dịch vụ mở rộng toàn cầu, do đó chiếc bánh outsourcing ngày một to hơn và từng phần lại trở nên nhỏ hơn".
Ngành gia công phần mềm ở Việt Nam đã đạt tỷ lệ tăng trưởng 40% trong khoảng 5 năm trở lại đây và hứa hẹn duy trì tốc độ này tới năm 2010 với doanh thu 1 tỷ USD. Nước này hiện có khoảng 750 hãng phần mềm với 35.000 nhân công, trong đó có 150 công ty làm trong lĩnh vực outsourcing với quy mô 100 - 150 nhân viên.
"Với nguồn nhân lực trẻ, chi phí thấp và khát vọng lớn, Việt Nam hội tụ đủ các điều kiện để trở thành trung tâm dịch vụ thuê ngoài nhân sự hàng đầu trong những năm tới", Giám đốc điều hành SilkRoad Marc Voss tin tưởng.
T.N. (theo CNet)
Nhận xét
Đăng nhận xét