Thường trong một dự án khởi nghiệp có 2 nhà sáng lập sẽ giữ cân bằng tốt hơn là một người.
Cuộc sống là một trò chơi những con số và kinh doanh cũng vậy. Nhưng điều này không có nghĩa bạn không thông minh thì không thể tham gia trò chơi. Phần lớn cuộc chơi là sự hiểu biết đâu là nơi có rủi ro và điều gì bạn có thể làm để tối thiểu hóa nó.
Sau đây là 5 thống kê quan trọng nhất bạn cần hiểu trong việc xây dựng doanh nghiệp của mình. Mỗi thống kê nói về một điều thực tế nào đó của một doanh nghiệp nhỏ, nhưng cũng kể câu chuyện đâu là những cạm bẫy và thách thức lớn nhất cũng như cách tránh xa chúng.
50% tất cả các doanh nghiệp mới thất bại trong vòng 5 năm
Đây là một trong các số liệu thống kê được trích dẫn thường xuyên nhất, vì vậy không có gì quá ngạc nhiên. Tuy nhiên có một điều khá thú vị ở đây. Không giống như con người xác suất qua đời tăng khi có tuổi, các doanh nghiệp sống sót qua 2 năm đầu tiên ít có khả năng thất bại trong mỗi năm tiếp theo. Vì vậy, trong khi 25% doanh nghiệp mới không tồn tại quá 1 năm, xác suất này chỉ còn 10% doanh nghiệp sau khi qua 5 năm và chỉ có 6% trong năm thứ 10. Một phần của điều này là do việc xây dựng một cơ sở khách hàng, cải tiến mô hình kinh doanh và tạo ra dự trữ tiền mặt.
Nhưng đây là nơi điểm bạn cần phải thận trọng. Thay vì cố gắng vượt qua mốc phá sản trong những năm đầu, hãy xem xét việc xây dựng nền tảng của bạn để đối mặt với rủi ro lớn hơn ở những năm bùng phát.
Bạn có nhiều khả năng thành công nếu từng thất bại hơn là chưa bao giờ thử
Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn nhất trong các dữ liệu thống kê. Mặc dù những người sáng lập của một doanh nghiệp từng thành công trước đó có 30% cơ hội thành công với lần tiếp liên tiếp theo của họ, những người sáng lập từng thất bại có xác suất thành công là 20% so với 18% của người thực hiện lần đầu.
Bạn có thể đoán lý do tại sao. Mặc dù bạn có học được rất nhiều từ những thành công, thất bại cũng dạy những bài học quý giá về những gì không nên làm. Nếu bạn là một doanh nhân khởi nghiệp lần đầu bạn chưa có bài học nào và không nhận được lời khuyên của những nhà tư vấn. Lời khuyên là gì? Hãy có bên cạnh mình một đội ngũ, ít nhất là một nhà cố vấn, những người từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn. Hoặc làm việc, thử nghiệm với một vài dự án khởi nghiệp trước khi xây dựng dự án của chính bạn.
95% các doanh nhân ít nhất một bằng cử nhân
Chúng ta đã lý tưởng hóa vai trò của việc bỏ học đại học bằng cách lấy ra những doanh nhân thành công như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Oprah. Nhưng những con số thống kê lại đưa ra kết luận khác. Mặc dù không chắc chắn giúp bạn thành công nhưng việc học đại học giúp bạn không chỉ phát triển kiến thức, kỷ luật mà còn là những kết nối giúp bạn về sau này.
Tăng quy mô quá nhanh, quá sớm là một trong những lý do hầu hết công ty mới thất bại
Không ai bắt đầu tư duy kinh doanh mà muốn “việc tăng quy mô là điều này mất thời gian hơn tôi nghĩ rằng nó sẽ cần thiết”. Nhưng nó luôn luôn như vậy bởi vì tầm nhìn trong tâm trí của bạn luôn luôn vượt xa thị trường vốn có. Hãy tạo cho mình đường băng và đặt kỳ vọng phải kiên nhẫn với giấc mơ của bạn.
Hai nhà sáng lập, chứ không phải là một, làm tăng đáng kể tỷ lệ thành công của bạn. Bạn sẽ tăng nhanh hơn 30% vốn đầu tư, khách hàng nhanh gấp 3 lần đầu tư và sẽ ít có khả năng mở rộng quy mô quá nhanh.
Thường trong một dự án khởi nghiệp có 2 nhà sáng lập sẽ giữ cân bằng tốt hơn là một người. Khả năng dựa vào nhau để chia sẻ gánh nặng, phân tích rủi ro, cộng tác một cách sáng tạo, thiết lập những vùng trách nhiệm cụ thể và động viên nhau là những điều rất quan trọng trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Có toàn bộ chiếc bánh của chính mình là điều hấp dẫn nhưng một chiếc bánh nhỏ không thể có giá trị bằng một nửa của chiếc bánh lớn hơn nhiều lần. Đây là một trường hợp 1 + 1 chắc chắn cho ra tổng lớn hơn 2.
Theo Thảo Nguyên
Trí Thức Trẻ/CafeBiz
>> Giải pháp quy trình, sơ đồ cung ứng nguồn lao động
>> Contact Center giải pháp Trung tâm chăm sóc khách hàng
>> Cung cấp giải pháp thuê ngoài dịch vụ contact center chuyên nghiệp
Cuộc sống là một trò chơi những con số và kinh doanh cũng vậy. Nhưng điều này không có nghĩa bạn không thông minh thì không thể tham gia trò chơi. Phần lớn cuộc chơi là sự hiểu biết đâu là nơi có rủi ro và điều gì bạn có thể làm để tối thiểu hóa nó.
Sau đây là 5 thống kê quan trọng nhất bạn cần hiểu trong việc xây dựng doanh nghiệp của mình. Mỗi thống kê nói về một điều thực tế nào đó của một doanh nghiệp nhỏ, nhưng cũng kể câu chuyện đâu là những cạm bẫy và thách thức lớn nhất cũng như cách tránh xa chúng.
50% tất cả các doanh nghiệp mới thất bại trong vòng 5 năm
Đây là một trong các số liệu thống kê được trích dẫn thường xuyên nhất, vì vậy không có gì quá ngạc nhiên. Tuy nhiên có một điều khá thú vị ở đây. Không giống như con người xác suất qua đời tăng khi có tuổi, các doanh nghiệp sống sót qua 2 năm đầu tiên ít có khả năng thất bại trong mỗi năm tiếp theo. Vì vậy, trong khi 25% doanh nghiệp mới không tồn tại quá 1 năm, xác suất này chỉ còn 10% doanh nghiệp sau khi qua 5 năm và chỉ có 6% trong năm thứ 10. Một phần của điều này là do việc xây dựng một cơ sở khách hàng, cải tiến mô hình kinh doanh và tạo ra dự trữ tiền mặt.
Nhưng đây là nơi điểm bạn cần phải thận trọng. Thay vì cố gắng vượt qua mốc phá sản trong những năm đầu, hãy xem xét việc xây dựng nền tảng của bạn để đối mặt với rủi ro lớn hơn ở những năm bùng phát.
Bạn có nhiều khả năng thành công nếu từng thất bại hơn là chưa bao giờ thử
Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn nhất trong các dữ liệu thống kê. Mặc dù những người sáng lập của một doanh nghiệp từng thành công trước đó có 30% cơ hội thành công với lần tiếp liên tiếp theo của họ, những người sáng lập từng thất bại có xác suất thành công là 20% so với 18% của người thực hiện lần đầu.
Bạn có thể đoán lý do tại sao. Mặc dù bạn có học được rất nhiều từ những thành công, thất bại cũng dạy những bài học quý giá về những gì không nên làm. Nếu bạn là một doanh nhân khởi nghiệp lần đầu bạn chưa có bài học nào và không nhận được lời khuyên của những nhà tư vấn. Lời khuyên là gì? Hãy có bên cạnh mình một đội ngũ, ít nhất là một nhà cố vấn, những người từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn. Hoặc làm việc, thử nghiệm với một vài dự án khởi nghiệp trước khi xây dựng dự án của chính bạn.
95% các doanh nhân ít nhất một bằng cử nhân
Chúng ta đã lý tưởng hóa vai trò của việc bỏ học đại học bằng cách lấy ra những doanh nhân thành công như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Oprah. Nhưng những con số thống kê lại đưa ra kết luận khác. Mặc dù không chắc chắn giúp bạn thành công nhưng việc học đại học giúp bạn không chỉ phát triển kiến thức, kỷ luật mà còn là những kết nối giúp bạn về sau này.
Tăng quy mô quá nhanh, quá sớm là một trong những lý do hầu hết công ty mới thất bại
Không ai bắt đầu tư duy kinh doanh mà muốn “việc tăng quy mô là điều này mất thời gian hơn tôi nghĩ rằng nó sẽ cần thiết”. Nhưng nó luôn luôn như vậy bởi vì tầm nhìn trong tâm trí của bạn luôn luôn vượt xa thị trường vốn có. Hãy tạo cho mình đường băng và đặt kỳ vọng phải kiên nhẫn với giấc mơ của bạn.
Hai nhà sáng lập, chứ không phải là một, làm tăng đáng kể tỷ lệ thành công của bạn. Bạn sẽ tăng nhanh hơn 30% vốn đầu tư, khách hàng nhanh gấp 3 lần đầu tư và sẽ ít có khả năng mở rộng quy mô quá nhanh.
Thường trong một dự án khởi nghiệp có 2 nhà sáng lập sẽ giữ cân bằng tốt hơn là một người. Khả năng dựa vào nhau để chia sẻ gánh nặng, phân tích rủi ro, cộng tác một cách sáng tạo, thiết lập những vùng trách nhiệm cụ thể và động viên nhau là những điều rất quan trọng trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Có toàn bộ chiếc bánh của chính mình là điều hấp dẫn nhưng một chiếc bánh nhỏ không thể có giá trị bằng một nửa của chiếc bánh lớn hơn nhiều lần. Đây là một trường hợp 1 + 1 chắc chắn cho ra tổng lớn hơn 2.
Theo Thảo Nguyên
Trí Thức Trẻ/CafeBiz
>> Giải pháp quy trình, sơ đồ cung ứng nguồn lao động
>> Contact Center giải pháp Trung tâm chăm sóc khách hàng
>> Cung cấp giải pháp thuê ngoài dịch vụ contact center chuyên nghiệp
Nhận xét
Đăng nhận xét