Quyết định thoái toàn bộ vốn Nhà nước trong những doanh nghiệp từng được ví như gà đẻ trứng vàng được đưa ra trong bối cảnh ngân sách đang gặp khó khăn.
Trong danh sách 10 doanh nghiệp vừa được công bố thoái vốn, có những tên tuổi gây bất ngờ như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom), Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia bởi họ từng được đưa vào danh mục đầu tư dài hạn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), theo đề án tái cơ cấu phê duyệt cuối năm 2013.
Theo tính toán của VnExpress, Vốn hóa thị trường của 10 doanh nghiệp này khoảng 7 tỷ USD, riêng phần SCIC đang sở hữu trị khoảng gần 3 tỷ USD.
“Chúng tôi đánh giá quyết định này từ phía Chính phủ đang cho thấy những bước đi và thay đổi rất tích cực từ phía chính sách, đồng thời còn hỗ trợ cho bài toán cân đối thu chi Ngân sách, vốn đang gặp nhiều thách thức không chỉ trong năm 2015 mà còn cả 2016”, bản tin phân tích của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) nêu.
9 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 683.000 tỷ đồng, bằng 75% dự toán, thấp hơn con số gần 80% cùng kỳ năm ngoái. Huy động vốn cho ngân sách cũng gặp khó khăn khi đến 30/9, Kho bạc mới phát hành được 127.473 tỷ đồng trái phiếu (bao gồm một tỷ USD trái phiếu ngoại tệ), đạt 51% kế hoạch và giảm gần 40% so với cùng kỳ năm trước.
Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội nhận định mặc dù tổng thu cả năm ước vượt dự toán 16.400 tỷ đồng, nhưng tăng thu chủ yếu của ngân sách địa phương (khoảng 47.700 tỷ đồng), còn ngân sách trung ương hụt thu 31.300 tỷ đồng. Điều này dẫn đến khó khăn trong cân đối ngân sách Nhà nước và đòi hỏi Chính phủ cần tính toán các giải pháp để bù hụt thu.
Vì vậy, phương án bán bớt cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp đã được Chính phủ đề ra và Ủy ban Tài chính ngân sách ủng hộ. Năm nay, Chính phủ dự kiến sẽ thu về 10.000 tỷ đồng từ quá trình bán vốn và năm tới khoảng 30.000 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được tập trung chi đầu tư cho các công trình hạ tầng quan trọng có sức lan tỏa lớn, làm động lực phát triển kinh tế.
Nhưng có cung thì phải có cầu, nguồn hàng đưa ra thị trường đòi hỏi có chất lượng mới được nhà đầu tư đón nhận và trả giá cao. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, đến 27/8/2015, cả nước mới bán được 4.406 tỷ đồng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp không cần nắm giữ, thu về 7.861 tỷ đồng. Với việc văn bản mới cho phép một số các công ty hấp dẫn trong danh sách đã kín "room" nước ngoài như Vinamilk, FPT... được tiếp tục giảm sở hữu Nhà nước, dự kiến việc thoái vốn lần này sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư.
“Thị trường chắc chắn sẽ đón nhận thông tin này một cách tích cực do hiện tại đang thiếu hụt nguồn cung các cổ phiếu chủ chốt dẫn đến khó thu hút các dòng vốn lớn hơn vào thị trường”, Công ty Chứng khoán HSC củng cố niềm tin về việc các cổ phiếu này sẽ bán được trên sàn chứng khoán.
Nhóm công tác thị trường vốn của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cũng từng đánh giá việc Chính phủ bán cổ phần trong các công ty không thuộc lĩnh vực nhạy cảm và hạn chế, bao gồm ngành hàng tiêu dùng sẽ dễ dàng bù đắp được thâm hụt ngân sách trong giai đoạn khó khăn khi thu có hạn trong khi nhu cầu chi tiêu, đầu tư công vẫn còn lớn và nguồn thu từ thuế có giảm do kinh tế khó khăn và lộ trình giảm thuế nhập khẩu khi hội nhập. Doanh nghiệp sau khi bán vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, vẫn đóng thuế, sử dụng nguồn nhân lực trong nước.
Ông Trần Minh Hoàng, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược thị trưởng VCBS phân tích nếu thoái hết vốn, Nhà nước sẽ thu về 3 tỷ USD để cân đối lại ngân sách và tái cơ cấu đầu tư. Hơn nữa, thoái vốn Nhà nước tại nhóm ngành nghề không quan trọng cũng là chủ trương đã có, góp phần làm giảm bớt cồng kềnh của khối doanh nghiệp quốc doanh, tạo điều kiện cho tư nhân phát triển.
Là đơn vị đem lại cho SCIC một nguồn thu lớn từ cổ tức những năm qua, song với trường hợp Vinamilk, ông Hoàng cho rằng việc thoái vốn vào thời điểm mà Việt Nam đã hoàn tất việc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một quyết định đúng đắn.
“Hiện nay, không nhất thiết lúc nào Nhà nước cũng phải nắm giữ những ngành nghề có thể chịu rủi ro trong hội nhập. Hơn nữa, mở cửa cho tư nhân, Vinamilk có thể thay đổi cách làm, cạnh tranh được với doanh nghiệp ngoại. Việc thoái vốn, có thể đưa Vinamilk từ doanh nghiệp đầu ngành sữa ở Việt Nam đến dẫn đầu khu vực Đông Nam Á”, ông Hoàng nói.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính ngân sách cũng khuyến nghị việc bù đắp hụt thu bằng bán bớt vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ là giải pháp mang tính ngăn hạn, do đó nguồn vốn thu được đề nghị cân nhắc sử dụng bảo đảm tập trung, tránh tình trạng bố trí vốn dàn trải, dở dang cho nhiều mục tiêu, dẫn đến các năm ngân sách tiếp theo sẽ không cò nguồn lực để tiếp tục thực hiện.
Phương Linh - Bạch Dương
Trong danh sách 10 doanh nghiệp vừa được công bố thoái vốn, có những tên tuổi gây bất ngờ như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom), Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia bởi họ từng được đưa vào danh mục đầu tư dài hạn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), theo đề án tái cơ cấu phê duyệt cuối năm 2013.
Theo tính toán của VnExpress, Vốn hóa thị trường của 10 doanh nghiệp này khoảng 7 tỷ USD, riêng phần SCIC đang sở hữu trị khoảng gần 3 tỷ USD.
“Chúng tôi đánh giá quyết định này từ phía Chính phủ đang cho thấy những bước đi và thay đổi rất tích cực từ phía chính sách, đồng thời còn hỗ trợ cho bài toán cân đối thu chi Ngân sách, vốn đang gặp nhiều thách thức không chỉ trong năm 2015 mà còn cả 2016”, bản tin phân tích của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) nêu.
9 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 683.000 tỷ đồng, bằng 75% dự toán, thấp hơn con số gần 80% cùng kỳ năm ngoái. Huy động vốn cho ngân sách cũng gặp khó khăn khi đến 30/9, Kho bạc mới phát hành được 127.473 tỷ đồng trái phiếu (bao gồm một tỷ USD trái phiếu ngoại tệ), đạt 51% kế hoạch và giảm gần 40% so với cùng kỳ năm trước.
Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội nhận định mặc dù tổng thu cả năm ước vượt dự toán 16.400 tỷ đồng, nhưng tăng thu chủ yếu của ngân sách địa phương (khoảng 47.700 tỷ đồng), còn ngân sách trung ương hụt thu 31.300 tỷ đồng. Điều này dẫn đến khó khăn trong cân đối ngân sách Nhà nước và đòi hỏi Chính phủ cần tính toán các giải pháp để bù hụt thu.
Vì vậy, phương án bán bớt cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp đã được Chính phủ đề ra và Ủy ban Tài chính ngân sách ủng hộ. Năm nay, Chính phủ dự kiến sẽ thu về 10.000 tỷ đồng từ quá trình bán vốn và năm tới khoảng 30.000 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được tập trung chi đầu tư cho các công trình hạ tầng quan trọng có sức lan tỏa lớn, làm động lực phát triển kinh tế.
Nhưng có cung thì phải có cầu, nguồn hàng đưa ra thị trường đòi hỏi có chất lượng mới được nhà đầu tư đón nhận và trả giá cao. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, đến 27/8/2015, cả nước mới bán được 4.406 tỷ đồng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp không cần nắm giữ, thu về 7.861 tỷ đồng. Với việc văn bản mới cho phép một số các công ty hấp dẫn trong danh sách đã kín "room" nước ngoài như Vinamilk, FPT... được tiếp tục giảm sở hữu Nhà nước, dự kiến việc thoái vốn lần này sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư.
“Thị trường chắc chắn sẽ đón nhận thông tin này một cách tích cực do hiện tại đang thiếu hụt nguồn cung các cổ phiếu chủ chốt dẫn đến khó thu hút các dòng vốn lớn hơn vào thị trường”, Công ty Chứng khoán HSC củng cố niềm tin về việc các cổ phiếu này sẽ bán được trên sàn chứng khoán.
Nhóm công tác thị trường vốn của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cũng từng đánh giá việc Chính phủ bán cổ phần trong các công ty không thuộc lĩnh vực nhạy cảm và hạn chế, bao gồm ngành hàng tiêu dùng sẽ dễ dàng bù đắp được thâm hụt ngân sách trong giai đoạn khó khăn khi thu có hạn trong khi nhu cầu chi tiêu, đầu tư công vẫn còn lớn và nguồn thu từ thuế có giảm do kinh tế khó khăn và lộ trình giảm thuế nhập khẩu khi hội nhập. Doanh nghiệp sau khi bán vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, vẫn đóng thuế, sử dụng nguồn nhân lực trong nước.
Ông Trần Minh Hoàng, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược thị trưởng VCBS phân tích nếu thoái hết vốn, Nhà nước sẽ thu về 3 tỷ USD để cân đối lại ngân sách và tái cơ cấu đầu tư. Hơn nữa, thoái vốn Nhà nước tại nhóm ngành nghề không quan trọng cũng là chủ trương đã có, góp phần làm giảm bớt cồng kềnh của khối doanh nghiệp quốc doanh, tạo điều kiện cho tư nhân phát triển.
Là đơn vị đem lại cho SCIC một nguồn thu lớn từ cổ tức những năm qua, song với trường hợp Vinamilk, ông Hoàng cho rằng việc thoái vốn vào thời điểm mà Việt Nam đã hoàn tất việc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một quyết định đúng đắn.
“Hiện nay, không nhất thiết lúc nào Nhà nước cũng phải nắm giữ những ngành nghề có thể chịu rủi ro trong hội nhập. Hơn nữa, mở cửa cho tư nhân, Vinamilk có thể thay đổi cách làm, cạnh tranh được với doanh nghiệp ngoại. Việc thoái vốn, có thể đưa Vinamilk từ doanh nghiệp đầu ngành sữa ở Việt Nam đến dẫn đầu khu vực Đông Nam Á”, ông Hoàng nói.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính ngân sách cũng khuyến nghị việc bù đắp hụt thu bằng bán bớt vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ là giải pháp mang tính ngăn hạn, do đó nguồn vốn thu được đề nghị cân nhắc sử dụng bảo đảm tập trung, tránh tình trạng bố trí vốn dàn trải, dở dang cho nhiều mục tiêu, dẫn đến các năm ngân sách tiếp theo sẽ không cò nguồn lực để tiếp tục thực hiện.
Phương Linh - Bạch Dương
Nhận xét
Đăng nhận xét