Có tổng định giá lên đến gần 500 tỷ USD nhưng các công ty khởi đầu làn sóng "kinh tế chia sẻ” tại Mỹ vẫn trì hoãn các vụ niêm yết lần đầu ra công chúng (IPO).
Những doanh nghiệp mới khởi nghiệp như Rent The Runway, Spotify, Airbnb, Uber, Lyft... đã chiếm lĩnh thị trường và lớn nhanh như vũ bão chỉ bằng cách thúc đẩy làn sóng thuê, chia sẻ, đi nhờ xe, nhà cửa, vật dụng, trang phục... thành một xu hướng mới của nền kinh tế. Thuật ngữ mới để gọi hiện tượng này là "Kinh tế chia sẻ” hay còn gọi là sharing economy.
Niêm yết trên sàn sẽ là động lực thúc đẩy những doanh nghiệp này hướng tới tăng trưởng và xây dựng thương hiệu. Khi đó, giá trị doanh nghiệp sẽ được cải thiện nhờ tính thanh khoản dồi dào trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, các công ty startup như Uber hay Airbnb, được mệnh danh là những con "kỳ lân" của Thung lũng Silicon - biệt hiệu dành các công ty được định giá trên 1 tỷ USD, vẫn trì hoãn việc niêm yết lần đầu ra công chúng (IPO). "Các chủ doanh nghiệp sợ cổ phiếu của họ bị bán tháo, công ty bị đẩy vào thế chân tường", một nhà quản lý danh mục chỉ ra.
Tâm lý lo ngại này diễn ra khi gần đây nhất, cổ phiếu Facebook và Apple lao dốc sau báo cáo kinh doanh quý II chưa đạt kỳ vọng, mặc dù doanh thu và lợi nhuận khó có công ty nào trong ngành bì kịp. Bên cạnh Facebook, Alibaba cũng là một tấm gương cho thấy công ty công nghệ gặp nhiều khó khăn sau khi lên sàn. Vì vậy, không ngạc nhiên khi dữ liệu từ Dealogic cho thấy chỉ có 23 đợt IPO trong lĩnh vực công nghệ cao ở Mỹ so với 62 năm trước.
Giá trị các thương vụ IPO Mỹ (tính theo đồng USD) từ đầu năm đến nay đã giảm 63% so với mức tổng của cả năm 2014, xuống chỉ còn 36 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị các thương vụ M&A được công bố lên tới 2.300 tỷ USD, tăng với tốc độ kỷ lục 46% so với con số của cả năm 2014. "Khi các chủ doanh nghiệp bán công ty, họ rũ hết trách nhiệm so với như khi thực hiện IPO. Lựa chọn này rất hấp dẫn vào thời điểm hiện tại", chuyên gia của Goldman Sachs Group nhận định về sự suy giảm các vụ IPO nói chung tại Mỹ.
Các công ty công nghệ Dropbox, Square, Snapchat cùng rất nhiều startup "kỳ lân" của Mỹ có tổng định giá lên tới 486 tỷ USD. Tuy nhiên, giá IPO dự kiến của các startup này còn thấp hơn cả khoản vốn rót vào trong vòng gọi vốn gần đây nhất. Điều đó có nghĩa là nếu các startup này IPO, các nhà đầu tư cuối có khả năng bị mất tiền.
Các đợt phát hành IPO gần đây thu về kết quả kém khả quan. Vì theo số liệu của Dealogic, tính cho đến hết ngày 20/11/2015, cổ phiếu của các công ty đã lên sàn năm nay đã giảm trung bình 2% so với giá chào sàn, so với mức tăng 19% của các thương vụ trong suốt năm 2014.
Mặt khác, có nhiều nguyên nhân khiến các nhà đầu tư lo ngại về sự biến động của thị trường, vốn không thích hợp cho việc triển khai IPO. Đó là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ tăng lãi suất trong tháng 12 này; mức định giá cổ phiếu cao hơn mức trung bình và lo ngại về khủng bố cùng những rủi ro địa chính trị khác. Do đó, nhiều nhà phân tích cho rằng, đợt IPO của các "kỳ lân" sẽ diễn ra vào cuối năm 2016 hoặc 2017.
> Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh xuống mức thấp nhất trong 7 năm
Những doanh nghiệp mới khởi nghiệp như Rent The Runway, Spotify, Airbnb, Uber, Lyft... đã chiếm lĩnh thị trường và lớn nhanh như vũ bão chỉ bằng cách thúc đẩy làn sóng thuê, chia sẻ, đi nhờ xe, nhà cửa, vật dụng, trang phục... thành một xu hướng mới của nền kinh tế. Thuật ngữ mới để gọi hiện tượng này là "Kinh tế chia sẻ” hay còn gọi là sharing economy.
Niêm yết trên sàn sẽ là động lực thúc đẩy những doanh nghiệp này hướng tới tăng trưởng và xây dựng thương hiệu. Khi đó, giá trị doanh nghiệp sẽ được cải thiện nhờ tính thanh khoản dồi dào trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, các công ty startup như Uber hay Airbnb, được mệnh danh là những con "kỳ lân" của Thung lũng Silicon - biệt hiệu dành các công ty được định giá trên 1 tỷ USD, vẫn trì hoãn việc niêm yết lần đầu ra công chúng (IPO). "Các chủ doanh nghiệp sợ cổ phiếu của họ bị bán tháo, công ty bị đẩy vào thế chân tường", một nhà quản lý danh mục chỉ ra.
Tâm lý lo ngại này diễn ra khi gần đây nhất, cổ phiếu Facebook và Apple lao dốc sau báo cáo kinh doanh quý II chưa đạt kỳ vọng, mặc dù doanh thu và lợi nhuận khó có công ty nào trong ngành bì kịp. Bên cạnh Facebook, Alibaba cũng là một tấm gương cho thấy công ty công nghệ gặp nhiều khó khăn sau khi lên sàn. Vì vậy, không ngạc nhiên khi dữ liệu từ Dealogic cho thấy chỉ có 23 đợt IPO trong lĩnh vực công nghệ cao ở Mỹ so với 62 năm trước.
Giá trị các thương vụ IPO Mỹ (tính theo đồng USD) từ đầu năm đến nay đã giảm 63% so với mức tổng của cả năm 2014, xuống chỉ còn 36 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị các thương vụ M&A được công bố lên tới 2.300 tỷ USD, tăng với tốc độ kỷ lục 46% so với con số của cả năm 2014. "Khi các chủ doanh nghiệp bán công ty, họ rũ hết trách nhiệm so với như khi thực hiện IPO. Lựa chọn này rất hấp dẫn vào thời điểm hiện tại", chuyên gia của Goldman Sachs Group nhận định về sự suy giảm các vụ IPO nói chung tại Mỹ.
Các công ty công nghệ Dropbox, Square, Snapchat cùng rất nhiều startup "kỳ lân" của Mỹ có tổng định giá lên tới 486 tỷ USD. Tuy nhiên, giá IPO dự kiến của các startup này còn thấp hơn cả khoản vốn rót vào trong vòng gọi vốn gần đây nhất. Điều đó có nghĩa là nếu các startup này IPO, các nhà đầu tư cuối có khả năng bị mất tiền.
Các đợt phát hành IPO gần đây thu về kết quả kém khả quan. Vì theo số liệu của Dealogic, tính cho đến hết ngày 20/11/2015, cổ phiếu của các công ty đã lên sàn năm nay đã giảm trung bình 2% so với giá chào sàn, so với mức tăng 19% của các thương vụ trong suốt năm 2014.
Mặt khác, có nhiều nguyên nhân khiến các nhà đầu tư lo ngại về sự biến động của thị trường, vốn không thích hợp cho việc triển khai IPO. Đó là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ tăng lãi suất trong tháng 12 này; mức định giá cổ phiếu cao hơn mức trung bình và lo ngại về khủng bố cùng những rủi ro địa chính trị khác. Do đó, nhiều nhà phân tích cho rằng, đợt IPO của các "kỳ lân" sẽ diễn ra vào cuối năm 2016 hoặc 2017.
> Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh xuống mức thấp nhất trong 7 năm
THỤY KHA/doanhnhansaigon.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét