GS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm là tiến sĩ xã hội học - kinh tế, nguyên là giáo sư về kinh tế phát triển và chiến lược ngoại thương tại Đại học Tổng hợp Brussels (Bỉ), hiện đang đảm trách một số chương trình hợp tác đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế với nhiều trường đại học hàng đầu ở Việt Nam và tư vấn cho một số doanh nghiệp lớn.
> Dich vu telemarketing
Với bề dày trên 30 năm nghiên cứu, giảng dạy đại học và làm tư vấn về chiến lược phát triển cho nhiều tập đoàn ở các nước Âu - Mỹ, ông đã chia sẻ với người đọc Việt Nam nhiều kinh nghiệm chuyên môn cũng như kinh nghiệm sống qua một số đầu sách như: Ngộ; Dấu ấn thương hiệu: Tài sản và giá trị (3 tập); Thị trường - Chiến lược - Cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp. Và đầu tháng 11 vừa rồi, NXB Trẻ vừa phát hành cuốn sách mới nhất của ông: Từ Marketing đến Thời trang và Phong cách sống.
Làm sáng tỏ những nội hàm và phương pháp, công cụ cơ bản của triết lý và tư duy marketing, ứng dụng đường hướng marketing ấy trong lĩnh vực thời trang là những nội dung chính mà GS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm chuyển đến bạn đọc qua cuốn sách này.
Marketing là gì? Rất nhiều người làm kinh doanh còn chưa hiểu hết ý nghĩa của từ này. Marketing vẫn được chuyển ngữ là "tiếp thị" - tức đón nhận, gặp gỡ, kết nối thị trường. Nhưng như vậy là mới chỉ hiểu được khái niệm này ở dạng mô tả, chưa nắm được bản chất của nó: đón nhận, gặp gỡ, kết nối thị trường để làm gì, với mục đích chủ yếu gì, có cứu cánh gì?
>> Bí quyết đào tạo nhân viên qua thiết bị di động
GS. Thiêm giải thích: "Thuộc tính của từ marketing khởi nguyên với việc kết nối hai từ, hai ý niệm cơ bản: một là "market: thị trường" và hai là "-ing" vốn là một hậu tố thể hiện động thái, chính xác là tính đang chuyển động. Từ đó, marketing có nguyên nghĩa đầu tiên là sự chuyển dịch của thị trường, chính xác là những động năng làm nên sự vận hành của thị trường. Do vậy, triết lý cơ bản của marketing phải là tìm cách chuyển hóa sự vận hành ấy theo chiều hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp, nghĩa là mang đến những giá trị cộng thêm cao nhất cho doanh nghiệp và các đối tác liên quan, từ trực tiếp đến gián tiếp".
Theo tác giả, quan niệm về thời trang cũng mắc phải khuyết điểm tương tự, với "định nghĩa" rằng: "thời" là hiện tại, là thời đại; "trang" là trang phục, áo quần.
GS. Thiêm cho biết: "Trong tiếng Anh, từ "fashion" bắt nguồn từ gốc tiếng Pháp "à la façon de" nghĩa là "theo kiểu cách của...". Và những thể loại lẫn lĩnh vực "theo kiểu cách của" không chỉ chủ yếu là trang phục, mà còn cơ bản là trang điểm, trang sức, trang bị và cả những đường hướng trang trí, trang hoàng cho hoàn toàn nhất quán nhằm làm nổi trội cả một tổng thể được nhắm đến".
Theo đó, "Thực chất, thời là sự phù hợp với một khoảng thời gian, không gian cùng những con người nhất định; trang là tô điểm, làm cho đẹp hơn, nổi bật lên".
GS. Thiêm viết: "Trong lĩnh vực thời trang, rất nhiều kiểu cách của nhiều chủng loại hàng hóa phải bổ trợ cho nhau, tương tác, hòa thông với nhau, để góp phần tạo nên trào lưu thời thượng, khuynh hướng thời trang, phong thái đặc thù trong cuộc sống và luôn cả thần thái đặc trưng của một cá nhân. Bởi lẽ đơn giản là phong cách sống không bao giờ nằm trong một thể loại hàng hóa duy nhất mà trong tất cả các hàng hóa thuộc sở hữu của người tiêu dùng, nghĩa là trong tổng thể quá trình mua sắm của họ, phù hợp với quan niệm của bản thân họ về cuộc sống và với mức sống của họ".
> Khởi nghiệp thành công
Như vậy, việc đào sâu chủ đề marketing sẽ không chỉ hữu dụng riêng cho các doanh nghiệp chuyên về thời trang, mà còn cần thiết trong rất nhiều lĩnh vực có liên quan đến phong cách sống lẫn quan niệm sống.
GS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm doanhnhansaigon
Từ Marketing đến Thời trang và Phong cách sống gồm 5 chương:
Chương 1: Về khái niệm giá trị cộng thêm trong marketing.
Chương 2: Những tổ hợp marketing đặc trưng trong lĩnh vực thời trang và phong cách sống.
Chương 3: Ứng dụng 1: Từ kinh tế thể nghiệm đến marketing hạ nguồn.
Chương 4: Ứng dụng 2: Dịch vụ bán hàng và quan hệ khách hàng.
Chương 5: Tổng luận. Từ tranh - hợp trong lĩnh vực thời trang và phong cách sống đến sức mạnh của "tập đoàn mở".
> Kỹ năng tiếp nhận đíện thoại gọi đến
> CEO người Nhật: Người Việt chỉ giỏi lý thuyết, sách vở
> Đến năm 2020, Việt Nam có thể thiếu 500.000 nhân sự ngành IT
NGUYỄN KIM
> Dich vu telemarketing
Với bề dày trên 30 năm nghiên cứu, giảng dạy đại học và làm tư vấn về chiến lược phát triển cho nhiều tập đoàn ở các nước Âu - Mỹ, ông đã chia sẻ với người đọc Việt Nam nhiều kinh nghiệm chuyên môn cũng như kinh nghiệm sống qua một số đầu sách như: Ngộ; Dấu ấn thương hiệu: Tài sản và giá trị (3 tập); Thị trường - Chiến lược - Cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp. Và đầu tháng 11 vừa rồi, NXB Trẻ vừa phát hành cuốn sách mới nhất của ông: Từ Marketing đến Thời trang và Phong cách sống.
Làm sáng tỏ những nội hàm và phương pháp, công cụ cơ bản của triết lý và tư duy marketing, ứng dụng đường hướng marketing ấy trong lĩnh vực thời trang là những nội dung chính mà GS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm chuyển đến bạn đọc qua cuốn sách này.
Marketing là gì? Rất nhiều người làm kinh doanh còn chưa hiểu hết ý nghĩa của từ này. Marketing vẫn được chuyển ngữ là "tiếp thị" - tức đón nhận, gặp gỡ, kết nối thị trường. Nhưng như vậy là mới chỉ hiểu được khái niệm này ở dạng mô tả, chưa nắm được bản chất của nó: đón nhận, gặp gỡ, kết nối thị trường để làm gì, với mục đích chủ yếu gì, có cứu cánh gì?
>> Bí quyết đào tạo nhân viên qua thiết bị di động
GS. Thiêm giải thích: "Thuộc tính của từ marketing khởi nguyên với việc kết nối hai từ, hai ý niệm cơ bản: một là "market: thị trường" và hai là "-ing" vốn là một hậu tố thể hiện động thái, chính xác là tính đang chuyển động. Từ đó, marketing có nguyên nghĩa đầu tiên là sự chuyển dịch của thị trường, chính xác là những động năng làm nên sự vận hành của thị trường. Do vậy, triết lý cơ bản của marketing phải là tìm cách chuyển hóa sự vận hành ấy theo chiều hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp, nghĩa là mang đến những giá trị cộng thêm cao nhất cho doanh nghiệp và các đối tác liên quan, từ trực tiếp đến gián tiếp".
Theo tác giả, quan niệm về thời trang cũng mắc phải khuyết điểm tương tự, với "định nghĩa" rằng: "thời" là hiện tại, là thời đại; "trang" là trang phục, áo quần.
GS. Thiêm cho biết: "Trong tiếng Anh, từ "fashion" bắt nguồn từ gốc tiếng Pháp "à la façon de" nghĩa là "theo kiểu cách của...". Và những thể loại lẫn lĩnh vực "theo kiểu cách của" không chỉ chủ yếu là trang phục, mà còn cơ bản là trang điểm, trang sức, trang bị và cả những đường hướng trang trí, trang hoàng cho hoàn toàn nhất quán nhằm làm nổi trội cả một tổng thể được nhắm đến".
Theo đó, "Thực chất, thời là sự phù hợp với một khoảng thời gian, không gian cùng những con người nhất định; trang là tô điểm, làm cho đẹp hơn, nổi bật lên".
GS. Thiêm viết: "Trong lĩnh vực thời trang, rất nhiều kiểu cách của nhiều chủng loại hàng hóa phải bổ trợ cho nhau, tương tác, hòa thông với nhau, để góp phần tạo nên trào lưu thời thượng, khuynh hướng thời trang, phong thái đặc thù trong cuộc sống và luôn cả thần thái đặc trưng của một cá nhân. Bởi lẽ đơn giản là phong cách sống không bao giờ nằm trong một thể loại hàng hóa duy nhất mà trong tất cả các hàng hóa thuộc sở hữu của người tiêu dùng, nghĩa là trong tổng thể quá trình mua sắm của họ, phù hợp với quan niệm của bản thân họ về cuộc sống và với mức sống của họ".
> Khởi nghiệp thành công
Như vậy, việc đào sâu chủ đề marketing sẽ không chỉ hữu dụng riêng cho các doanh nghiệp chuyên về thời trang, mà còn cần thiết trong rất nhiều lĩnh vực có liên quan đến phong cách sống lẫn quan niệm sống.
GS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm doanhnhansaigon
Từ Marketing đến Thời trang và Phong cách sống gồm 5 chương:
Chương 1: Về khái niệm giá trị cộng thêm trong marketing.
Chương 2: Những tổ hợp marketing đặc trưng trong lĩnh vực thời trang và phong cách sống.
Chương 3: Ứng dụng 1: Từ kinh tế thể nghiệm đến marketing hạ nguồn.
Chương 4: Ứng dụng 2: Dịch vụ bán hàng và quan hệ khách hàng.
Chương 5: Tổng luận. Từ tranh - hợp trong lĩnh vực thời trang và phong cách sống đến sức mạnh của "tập đoàn mở".
> Kỹ năng tiếp nhận đíện thoại gọi đến
> CEO người Nhật: Người Việt chỉ giỏi lý thuyết, sách vở
> Đến năm 2020, Việt Nam có thể thiếu 500.000 nhân sự ngành IT
NGUYỄN KIM
Nhận xét
Đăng nhận xét