Ngày 18-7, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp ngành nhựa – cao su đã tham gia buổi hội thảo góp ý đề án “Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa – cao su giai đoạn 2015-2020” do Sở Công Thương TP.HCM tổ chức.
Với xu hướng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đặt ra yêu cầu đối với ngành nhựa và cao su phải đáp ứng chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam cam kết thực hiện. Xu hướng phát triển ngành nhựa – cao su có nhiều thay đổi và tính cạnh tranh ngày càng cao trong việc sản xuất các sản phẩm nói chung và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nói riêng. Trong đó, việc nâng cao khả năng đáp ứng và cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghệ cao là mục tiêu cần hướng đến bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhựa cao su truyền thống.
Tuy nhiên, hiện hệ thống doanh nghiệp trong ngành nhựa công nghiệp và cao su đa phần có quy mô nhỏ và vừa, hình thành tự phát, phần lớn chưa xác định rõ chiến lược dài hạn gắn với bối cảnh quốc tế hội nhập của Việt Nam. Các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu chú trọng vào các thị trường truyền thống không đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng, chưa quan tâm đăng ký theo hệ thống chất lượng chuẩn của thế giới, nên gặp khó khăn trong quá trình liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và thế giới. Mặt bằng chung về công nghệ, nhân lực, thị trường và tầm nhìn của doanh nghiệp thành phố thấp hơn so với các doanh nghiệp FDI, dẫn đến khó cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa.
Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp KCN-KCX TP.HCM nhìn nhận, hiện nay doanh nghiệp FDI về công nghiệp hỗ trợ hiện diện tại Việt Nam ngày càng nhiều và có quy mô rất lớn nhưng các doanh nghiệp trong nước hầu như vẫn chưa “động đậy” gì. Trong khi đó, ngành nhựa – cao su có thị trường rất rộng lớn và đa dạng, chỉ cần đáp ứng được yêu cầu về giá và chất lượng, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể được chọn làm nhà cung ứng cho các doanh nghiệp lớn của thể giới.
Để làm được điều đó, theo ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Công ty TNHH Đức Minh Sài Gòn, sự hỗ trợ về vốn đối với doanh nghiệp nên tập trung vào khâu mua thiết bị. Ông Quốc Anh đánh giá, thực tế tầm nhìn của doanh nghiệp trong nước không kém, nhưng nội lực kém. Ngoài ra, sự manh mún trong phát triển ngành chưa tạo ra một chuỗi cung ứng khiến cho doanh nghiệp nào cũng phải đầu tư từ A đến Z, nhưng lại không sử dụng hết công suất của máy móc, làm tăng chi phí đầu tư và lãng phí hiệu suất.
Từ thực tế đó, các doanh nghiệp tham dự hội thảo cũng nhất trí rằng, cần phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng chuyên môn hóa từng công đoạn nhỏ để khai thác tối đa hiệu quả của trang thiết bị máy móc cũng như trình độ, sự am hiểu của người thợ trong quá trình sản xuất.
> Xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường mỹ tăng 12,8%
Với xu hướng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đặt ra yêu cầu đối với ngành nhựa và cao su phải đáp ứng chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam cam kết thực hiện. Xu hướng phát triển ngành nhựa – cao su có nhiều thay đổi và tính cạnh tranh ngày càng cao trong việc sản xuất các sản phẩm nói chung và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nói riêng. Trong đó, việc nâng cao khả năng đáp ứng và cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghệ cao là mục tiêu cần hướng đến bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhựa cao su truyền thống.
Tuy nhiên, hiện hệ thống doanh nghiệp trong ngành nhựa công nghiệp và cao su đa phần có quy mô nhỏ và vừa, hình thành tự phát, phần lớn chưa xác định rõ chiến lược dài hạn gắn với bối cảnh quốc tế hội nhập của Việt Nam. Các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu chú trọng vào các thị trường truyền thống không đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng, chưa quan tâm đăng ký theo hệ thống chất lượng chuẩn của thế giới, nên gặp khó khăn trong quá trình liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và thế giới. Mặt bằng chung về công nghệ, nhân lực, thị trường và tầm nhìn của doanh nghiệp thành phố thấp hơn so với các doanh nghiệp FDI, dẫn đến khó cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa.
Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp KCN-KCX TP.HCM nhìn nhận, hiện nay doanh nghiệp FDI về công nghiệp hỗ trợ hiện diện tại Việt Nam ngày càng nhiều và có quy mô rất lớn nhưng các doanh nghiệp trong nước hầu như vẫn chưa “động đậy” gì. Trong khi đó, ngành nhựa – cao su có thị trường rất rộng lớn và đa dạng, chỉ cần đáp ứng được yêu cầu về giá và chất lượng, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể được chọn làm nhà cung ứng cho các doanh nghiệp lớn của thể giới.
Để làm được điều đó, theo ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Công ty TNHH Đức Minh Sài Gòn, sự hỗ trợ về vốn đối với doanh nghiệp nên tập trung vào khâu mua thiết bị. Ông Quốc Anh đánh giá, thực tế tầm nhìn của doanh nghiệp trong nước không kém, nhưng nội lực kém. Ngoài ra, sự manh mún trong phát triển ngành chưa tạo ra một chuỗi cung ứng khiến cho doanh nghiệp nào cũng phải đầu tư từ A đến Z, nhưng lại không sử dụng hết công suất của máy móc, làm tăng chi phí đầu tư và lãng phí hiệu suất.
Từ thực tế đó, các doanh nghiệp tham dự hội thảo cũng nhất trí rằng, cần phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng chuyên môn hóa từng công đoạn nhỏ để khai thác tối đa hiệu quả của trang thiết bị máy móc cũng như trình độ, sự am hiểu của người thợ trong quá trình sản xuất.
> Xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường mỹ tăng 12,8%
Nhận xét
Đăng nhận xét