Việt Nam cùng với 4 nước khác đã gây dựng nên thị trường snack 3,5 tỷ USD. Các đại gia ASEAN đáng kể nhất trong mảng này Berli Jucker (đơn vị vừa mua thành công chuỗi siêu thị Metro Việt Nam và đang muốn mua lại BigC), Liwayway với thương hiệu Oishi và Kinh Đô với các thương hiệu Sachi, AFC, Cosy…
Trong một báo cáo mới đây, Corporate Directions (CDI) – một công ty tư vấn có 30 năm tuổi ở Nhật Bản đã đưa ra một đồ thị so sánh các doanh nghiệp trong lĩnh vực snack (đồ ăn nhẹ) tại ASEAN.
Tiêu chí so sánh là các chỉ số tài chính của các nhà sản xuất snack gồm doanh thu, tăng trưởng doanh thu và ROE (Return On Equity - Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu).
Qua đồ thị này, CDI cũng nêu tên 5 "nhà vô địch" địa phương trong lĩnh vực snack - các doanh nghiệp được thành lập/được sở hữu bởi các doanh nhân trong nhóm 5 nước có thị trường snack phát triển nhất. Theo thời gian, các doanh nghiệp này đã phát triển và bây giờ đang sở hữu một thị phần đáng kể trên thị trường kinh doanh của mình.
5 nước có thị trường snack phát triển nhất trong khối ASEAN CDI liệt kê gồm: Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam, với thị trường snack của riêng 5 nước này lên tới 3,5 tỷ USD.
Các "nhà vô địch" địa phương được CDI nêu tên là Berli Jucker (Thái Lan), Liwayway (Philippines), Universal Robina (Philippines), MAMEE - Double Decker (Malaysia) và Kinh Đô (Việt Nam).
CDI cũng cung cấp những thông tin tổng thể ngắn gọn về 6 nhà vô địch ăn địa phương (5 nhà vô địch nói trên cộng với Garuda Food của Indonesia).
Theo phân tích của CDI, 6 công ty này đã giành được một trí khó thay thế trong thị trường snack vì 3 lý do chính:
Thứ nhất, các công ty này bắt đầu kinh doanh từ sớm, một số doanh nghiệp bước vào ngành công nghiệp snack từ những năm 70s, khi không nhiều các công ty đa quốc gia (MNCs) coi khu vực ASEAN như một thị trường quan trọng.
Thứ hai, chủ sở hữu của các doanh nghiệp trên có giác quan kinh doanh khá nhạy bén. 5/6 doanh nghiệp trên được sáng lập/điều hành bởi các doanh nhân có gốc Trung Quốc và tự thân lập nghiệp. Những doanh nhân này mô phỏng khá thành công các sản phẩm toàn cầu. Họ vừa giới thiệu các sản phẩm này dưới dạng “biến thể địa phương” hoặc các sản phẩm mới phù hợp hơn với người tiêu dùng địa phương.
Việc điều hành lĩnh vực doanh riêng cũng có nghĩa là họ đã tham gia rất sâu vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp và nắm khá vững các vấn đề liên quan đến chi phí vận hành.
Điểm cuối cùng, dựa trên sự thành công của các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, các doanh nghiệp này đã mở rộng danh mục sản phẩm tới các lĩnh vực nước giải khát và các sản phẩm thực phẩm gần gũi với mảng cốt lõi.
Họ cũng mở rộng thị trường sang các nước ASEAN khác bằng cách tận dụng cự li gần của các thị trường và địa điểm sản xuất để hiểu biết hơn về thị trường nước bạn. Hoạt động kinh doanh của họ cũng được đánh giá tốt hơn các đối tác quốc tế của mình.
>> Bố trí nhà bếp ấm cúng và hiện đại
Nguyên Bảo
Theo Trí Thức Trẻ
Trong một báo cáo mới đây, Corporate Directions (CDI) – một công ty tư vấn có 30 năm tuổi ở Nhật Bản đã đưa ra một đồ thị so sánh các doanh nghiệp trong lĩnh vực snack (đồ ăn nhẹ) tại ASEAN.
Tiêu chí so sánh là các chỉ số tài chính của các nhà sản xuất snack gồm doanh thu, tăng trưởng doanh thu và ROE (Return On Equity - Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu).
Qua đồ thị này, CDI cũng nêu tên 5 "nhà vô địch" địa phương trong lĩnh vực snack - các doanh nghiệp được thành lập/được sở hữu bởi các doanh nhân trong nhóm 5 nước có thị trường snack phát triển nhất. Theo thời gian, các doanh nghiệp này đã phát triển và bây giờ đang sở hữu một thị phần đáng kể trên thị trường kinh doanh của mình.
5 nước có thị trường snack phát triển nhất trong khối ASEAN CDI liệt kê gồm: Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam, với thị trường snack của riêng 5 nước này lên tới 3,5 tỷ USD.
Các "nhà vô địch" địa phương được CDI nêu tên là Berli Jucker (Thái Lan), Liwayway (Philippines), Universal Robina (Philippines), MAMEE - Double Decker (Malaysia) và Kinh Đô (Việt Nam).
CDI cũng cung cấp những thông tin tổng thể ngắn gọn về 6 nhà vô địch ăn địa phương (5 nhà vô địch nói trên cộng với Garuda Food của Indonesia).
Theo phân tích của CDI, 6 công ty này đã giành được một trí khó thay thế trong thị trường snack vì 3 lý do chính:
Thứ nhất, các công ty này bắt đầu kinh doanh từ sớm, một số doanh nghiệp bước vào ngành công nghiệp snack từ những năm 70s, khi không nhiều các công ty đa quốc gia (MNCs) coi khu vực ASEAN như một thị trường quan trọng.
Thứ hai, chủ sở hữu của các doanh nghiệp trên có giác quan kinh doanh khá nhạy bén. 5/6 doanh nghiệp trên được sáng lập/điều hành bởi các doanh nhân có gốc Trung Quốc và tự thân lập nghiệp. Những doanh nhân này mô phỏng khá thành công các sản phẩm toàn cầu. Họ vừa giới thiệu các sản phẩm này dưới dạng “biến thể địa phương” hoặc các sản phẩm mới phù hợp hơn với người tiêu dùng địa phương.
Việc điều hành lĩnh vực doanh riêng cũng có nghĩa là họ đã tham gia rất sâu vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp và nắm khá vững các vấn đề liên quan đến chi phí vận hành.
Điểm cuối cùng, dựa trên sự thành công của các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, các doanh nghiệp này đã mở rộng danh mục sản phẩm tới các lĩnh vực nước giải khát và các sản phẩm thực phẩm gần gũi với mảng cốt lõi.
Họ cũng mở rộng thị trường sang các nước ASEAN khác bằng cách tận dụng cự li gần của các thị trường và địa điểm sản xuất để hiểu biết hơn về thị trường nước bạn. Hoạt động kinh doanh của họ cũng được đánh giá tốt hơn các đối tác quốc tế của mình.
>> Bố trí nhà bếp ấm cúng và hiện đại
Nguyên Bảo
Theo Trí Thức Trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét