Mất tới bảy lần chuyển tàu, xe, thuyền và xe ôm, cuối cùng tôi cũng đến được với hòn đảo xanh nằm cách Quảng Ngãi một tiếng rưỡi lênh đênh trên biển.
Ra đảo Lý Sơn thật chẳng dễ chút nào. Bằng chứng là tôi định mấy lần ra, có lần đã ra ngủ tận bãi biển Mỹ Khê, chỉ còn cách cảng Sa Kỳ chưa đầy chục mét, để chờ tới sáng sớm mai lên đường. Thế mà vào phút cuối, mưa bão không ngớt, khiến chuyến ra biển của tôi chuyển thành chuyến lên rừng, lên tuốt tận Đà Lạt vi vút gió. Lần ra đảo này, tôi cũng canh cánh chỉ lo chẳng may "trái nắng trở trời" thì lại ngồi mà nhìn ra đảo xa xôi.
Thuyền cập cảng. Bến tàu huyên náo khách vào ra, trên bờ là những bác xe ôm đã chờ đưa hàng, người ra đón bạn đến chơi, người ra chơi đảo. Để lên đảo thăm thú, bạn đừng quên vào đồ biên phòng ngay sát cảng, báo lại việc đến tham quan của mình.
Trên đảo chỉ có vài nhà nghỉ đơn sơ. Nhà nghỉ Bình Yên nhìn ra cầu cảng và nhà nghỉ Mỹ Linh nằm gần vịnh tránh bão là hai nơi mọi người đến nghỉ nhiều nhất. Ở đây giá cả phải chăng, dịch vụ sơ sài với một căn phòng hẹp, một chiếc giường và phòng tắm chật chội. Sau khi đã lấy phòng, cất đồ đạc, chúng tôi thuê một chiếc xe máy với giá bình dân, chạy lòng vòng quanh đảo.
Con đường xuyên đảo chạy qua các cồn cát, những cây hoa muống biển bò loang trên triền cát cùng rất nhiều ruộng hành xanh mướt. Người dân trên đảo cho chúng tôi biết, hết vụ hành mới sang đến vụ tỏi vào tháng 7, tháng 8. Hòn đảo rộng không quá 10 km2 này là mảnh đất của tỏi và hành. Tỏi Lý Sơn nổi tiếng khắp cả nước vì những tép nhỏ, thơm và tươi ngon. Cây tỏi sống trên những thửa ruộng cát tốt tươi, là cây kinh tế chính của Lý Sơn trong nhiều năm qua.
Chùa Đục nằm tận cuối đảo. Nắng trưa gay gắt, ngôi chùa nằm khuất trong góc của những triền đá, ru mình trong cơn gió thổi không ngừng từ biển khơi. Trong sân chùa vắng lặng và râm mát, có khá nhiều người dân trải chiếu nằm nghỉ trưa. Đây là nơi nghỉ ngơi lý tưởng trong mùa hè nắng gắt ở đảo Lý Sơn.
Hòn đảo nhỏ này còn được gọi là Cù Lao Ré. Sở dĩ gọi như vậy là vì xưa kia trên đảo có rất nhiều cây ré, vỏ cây dùng để buộc đồ rất bền. Đây là nơi sinh sống của những cư dân Sa Huỳnh đầu tiên cách đây từ 3.000 năm. Họ để lại cho hậu thế nhiều câu chuyện huyền bí về vùng đất mang nhiều dấu ấn lịch sử.
Lý Sơn luôn lộng gió biển. Hòn đảo đón nhiều nắng và gió này lúc nào cũng xanh ngắt màu trời, màu nước. Khi thủy triều rút cũng là lúc bà con xuống biển vớt rong. Những cây rong được trộn với giấm, đường, rau diếp cá và lạc, ăn khá lạ miệng. Chúng tôi thưởng thức bữa tối trong tiếng gió rì rào, cùng với món ốc bàn tay ngon tuyệt trong một quán nhỏ ven biển bao la.
Lam Linh
Nguồn: http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/ly-son-nghieng-mot-goc-troi-2585308.html
Ra đảo Lý Sơn thật chẳng dễ chút nào. Bằng chứng là tôi định mấy lần ra, có lần đã ra ngủ tận bãi biển Mỹ Khê, chỉ còn cách cảng Sa Kỳ chưa đầy chục mét, để chờ tới sáng sớm mai lên đường. Thế mà vào phút cuối, mưa bão không ngớt, khiến chuyến ra biển của tôi chuyển thành chuyến lên rừng, lên tuốt tận Đà Lạt vi vút gió. Lần ra đảo này, tôi cũng canh cánh chỉ lo chẳng may "trái nắng trở trời" thì lại ngồi mà nhìn ra đảo xa xôi.
Thuyền cập cảng. Bến tàu huyên náo khách vào ra, trên bờ là những bác xe ôm đã chờ đưa hàng, người ra đón bạn đến chơi, người ra chơi đảo. Để lên đảo thăm thú, bạn đừng quên vào đồ biên phòng ngay sát cảng, báo lại việc đến tham quan của mình.
Trên đảo chỉ có vài nhà nghỉ đơn sơ. Nhà nghỉ Bình Yên nhìn ra cầu cảng và nhà nghỉ Mỹ Linh nằm gần vịnh tránh bão là hai nơi mọi người đến nghỉ nhiều nhất. Ở đây giá cả phải chăng, dịch vụ sơ sài với một căn phòng hẹp, một chiếc giường và phòng tắm chật chội. Sau khi đã lấy phòng, cất đồ đạc, chúng tôi thuê một chiếc xe máy với giá bình dân, chạy lòng vòng quanh đảo.
Con đường xuyên đảo chạy qua các cồn cát, những cây hoa muống biển bò loang trên triền cát cùng rất nhiều ruộng hành xanh mướt. Người dân trên đảo cho chúng tôi biết, hết vụ hành mới sang đến vụ tỏi vào tháng 7, tháng 8. Hòn đảo rộng không quá 10 km2 này là mảnh đất của tỏi và hành. Tỏi Lý Sơn nổi tiếng khắp cả nước vì những tép nhỏ, thơm và tươi ngon. Cây tỏi sống trên những thửa ruộng cát tốt tươi, là cây kinh tế chính của Lý Sơn trong nhiều năm qua.
Chùa Đục nằm tận cuối đảo. Nắng trưa gay gắt, ngôi chùa nằm khuất trong góc của những triền đá, ru mình trong cơn gió thổi không ngừng từ biển khơi. Trong sân chùa vắng lặng và râm mát, có khá nhiều người dân trải chiếu nằm nghỉ trưa. Đây là nơi nghỉ ngơi lý tưởng trong mùa hè nắng gắt ở đảo Lý Sơn.
Hòn đảo nhỏ này còn được gọi là Cù Lao Ré. Sở dĩ gọi như vậy là vì xưa kia trên đảo có rất nhiều cây ré, vỏ cây dùng để buộc đồ rất bền. Đây là nơi sinh sống của những cư dân Sa Huỳnh đầu tiên cách đây từ 3.000 năm. Họ để lại cho hậu thế nhiều câu chuyện huyền bí về vùng đất mang nhiều dấu ấn lịch sử.
Lý Sơn luôn lộng gió biển. Hòn đảo đón nhiều nắng và gió này lúc nào cũng xanh ngắt màu trời, màu nước. Khi thủy triều rút cũng là lúc bà con xuống biển vớt rong. Những cây rong được trộn với giấm, đường, rau diếp cá và lạc, ăn khá lạ miệng. Chúng tôi thưởng thức bữa tối trong tiếng gió rì rào, cùng với món ốc bàn tay ngon tuyệt trong một quán nhỏ ven biển bao la.
Lam Linh
Nguồn: http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/ly-son-nghieng-mot-goc-troi-2585308.html
Nhận xét
Đăng nhận xét