Sau vụ việc công ty SAM Media của Trung Quốc “móc túi” người dùng di động Việt Nam hơn 230 tỷ đồng, nhiều người đã thử kiểm tra các dịch vụ giá trị gia tăng (Value Added Service - VAS) trên thuê bao của mình và tá hỏa khi thấy cũng đang bị nhiều dịch vụ VAS trừ tiền hàng tháng dù chưa từng sử dụng hay nhắn tin đăng ký. Vậy các dịch vụ VAS này đã ngầm thu tiền người dùng di động bằng cách nào?
Dịch vụ VAS trên nền SMS
Vào giai đoạn trước năm 2010, các dịch vụ VAS chủ yếu dựa trên SMS, với các đầu số tin nhắn và cú pháp đăng ký dịch vụ. Với các dịch vụ này, người dùng nhắn tin theo cú pháp và được trả lại dịch vụ theo 2 dạng, dịch vụ dùng 1 lần (hình ảnh động, bản nhạc…) hoặc các dịch vụ thu tiền đều hàng tháng (nhạc chuông, thông báo cuộc gọi nhỡ, bản tin…).
Với các dịch vụ này, cơ quan quản lý cũng đã có quy định phải ghi rõ giá tiền dịch vụ, loại dịch vụ (thu phí một lần hay thu phí hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày) với kích cỡ không được nhỏ hơn 2/3 cú pháp và đầu số nhắn tin đăng ký. Tuy nhiên, một số đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung số (Content Service Provider – CSP) cũng đã lợi dụng kẽ hở mập mờ giữa dịch vụ thu phí một lần và thu phí theo một chu kỳ để trục lợi, để người dùng di động lầm tưởng chỉ là dịch vụ trả phí một lần, nhưng sau đó âm thầm thu phí hàng tuần hoặc hàng tháng.
Có không ít CSP đã làm ăn phát đạt trong giai đoạn 2010 – 2011 với "thủ pháp" này, dẫn đến việc nở rộ các tin nhắn rác. Thậm chí, các CSP còn thuê người sử dụng sim rác và thiết bị gửi tin nhắn hàng loạt để quảng cáo các dịch vụ nội dung số và mời người dùng soạn tin nhắn theo cú pháp rồi gửi đến đầu số mà CSP khai thác. Nhiều trường hợp phát tán tin nhắn rác hàng loạt sau đó đã bị thanh tra Bộ TT&TT phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, bắt quả tang và xử phạt.
Giăng bẫy “móc túi” người dùng bằng Wap Charging
Từ giai đoạn 2012, cùng sự phát triển của 3G tại Việt Nam, các mạng di động triển khai một hình thức thanh toán dịch vụ VAS mới trên nền Wap (website dành riêng cho mobile). Khi truy cập bằng smartphone qua kết nối 3G vào các trang Wap hỗ trợ dịch vụ thanh toán này, người dùng di động có thể mua các dịch vụ VAS rất thuận tiện chỉ bằng cách bấm vào thông báo đồng ý thu cước dịch vụ trên giao diện Wap.
Các trang Wap hỗ trợ thanh toán Wap Charging có thể nhận biết số điện thoại người dùng thông qua kết nối 3G, và theo quy định của cơ quan quản lý, các CSP khai thác dịch vụ VAS trên các Wap site sẽ phải đưa ra thông báo về cước phí sử dụng dịch vụ và loại dịch vụ là thu phí một lần hay thu phí theo chu kỳ (ngày/tuần/tháng). Cước phí sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản trả trước hoặc trả sau của thuê bao di động. Các dịch vụ tiêu biểu trong thời kỳ đầu sử dụng Wap Charging có thể kể đến như xem video clip Hot, tải bài hát, nghe nhạc hàng ngày…
Lợi dụng tính năng thanh toán trực tiếp vào tài khoản của thuê bao di động (direct billing), một số CSP làm ăn chộp giật đã biến tướng dịch vụ VAS trên nền Wap Charging sang thành các trò quảng cáo hay bốc thăm trúng thưởng, lừa người dùng di động bấm vào các quảng cáo chúc mừng trúng thưởng hoặc thậm chí hiển thị các hình ảnh sexy khêu gợi để lừa người dùng bấm vào. Nếu “mắc bẫy”, người dùng sẽ tự động bị coi là đồng ý đăng ký sử dụng dịch vụ VAS theo chu kỳ hàng tuần/tháng và bị trừ đều đặn trong tài khoản di động.
Cụ thể như trường hợp công ty SAM Media của Trung Quốc mới bị xử phạt gần đây, các quảng cáo trúng thưởng iPhone, iPad được sử dụng làm mồi nhử, cũng như trên thông báo mời tham gia chương trình bốc thăm đã cố tình để nội dung thông báo về cước phí rất nhỏ, tới mức người sử dụng không thể đọc được nếu không phóng to màn hình. Nếu sơ ý và hám lợi, người dùng di động bấm vào thông báo chấp nhận tham gia là lập tức sẽ bị trừ tiền mà không hề hay biết.
Kẽ hở trong quản lý nội dung VAS của nhà mạng
Thông thường, các dịch vụ nội dung của CSP đều phải thông qua khâu kiểm duyệt nội dung tại bộ phận quản lý dịch vụ VAS của các nhà mạng. Nhưng trước sự nở rộ của các dịch vụ VAS của các CSP, các nhà mạng đã chuyển sang hình thức hậu kiểm, để các CSP tự chịu trách nhiệm về nội dung, khi phát hiện dịch vụ nào có nội dung vi phạm quy định thì mới tiến hành chặn đầu số hoặc cắt kênh Wap Charging của CSP.
Điều này đã tạo kẽ hở cho các CSP chộp giật thực hiện việc lừa người dùng vào bẫy, thậm chí kể cả đặt quảng cáo bằng các hình ảnh khêu gợi trên các Wap site khiêu dâm, đồi trụy để dụ các khách hàng nam giới thiếu kiến thức và “hảo ngọt”.
Khi khách hàng phát hiện bị cài ngầm dịch vụ VAS này và gọi lên tổng đài của nhà mạng để khiếu nại, các nhân viên chăm sóc khách hàng có thể cung cấp ngày giờ đăng ký, địa chỉ wap site mà khách hàng đã bấm vào nút đồng ý kích hoạt dịch vụ. Trong không ít trường hợp, vì là các wap site quảng cáo trúng thưởng hay có nội dung khiêu dâm mà khách hàng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”, chỉ yêu cầu hủy dịch vụ chứ không dám khiếu nại gì thêm.
Làm thế nào để hủy dịch vụ VAS đang bị “cài ngầm”?
Như VietNamNet đã phản ánh, thuê bao của các nhà mạng có thể kiểm tra mình có đang bị cài ngầm dịch vụ VAS nào hay không bằng các phương thức sau:
MobiFone: soạn KT gửi 994 (Đầu số 090 - 093 - 0120 - 0121 - 0122 - 0126 - 0128)
VinaPhone: soạn TK gửi 123 (Đầu số 091, 094, 0123, 0124, 0125, 0127, 0129)
Viettel: soạn TC gửi 1228 (Đầu số 098, 097, 096, 0169, 0168, 0167, 0166, 0165, 0164, 0163, 0162)
Vietnamobile: KTDV gửi 345 (Đầu số 092, 0188)
Gtel - Beeline: TTTB gửi 1414 (Đầu số 0993, 0994, 0995, 0996, 099)
Ngoài các dịch vụ VAS thông thường như MCA (thông báo cuộc gọi lỡ khi thuê bao tắt máy), gói dịch vụ Internet 3G, nhạc chuông chờ, còn lại các dịch vụ khác đều nên kiểm tra kỹ.
Theo phản ánh của độc giả VietNamNet, khi khách hàng kiểm tra dịch vụ VAS, nội dung trả lại của MobiFone và Viettel khá rõ ràng khi ghi đầy đủ giá cước của dịch vụ và chu kỳ thu, cú pháp để hủy dịch vụ, kèm theo cả đường link truy cập để tra cứu, tìm hiểu thêm về tên các dịch vụ. Tuy nhiên, thông tin trả lại khi nhắn tin kiểm tra dịch vụ VAS của mạng VinaPhone lại chỉ liệt kê các dịch vụ đang được kích hoạt, không ghi mức cước hay cú pháp nhắn tin để hủy dịch vụ khiến nhiều khách hàng khá băn khoăn, không biết làm thế nào để hủy đăng ký.
Trong trường hợp này, người dùng di động có thể chọn hình thức khác là gọi đến tổng đài của từng nhà mạng để kiểm tra mình đang sử dụng các dịch vụ VAS nào theo các đầu số tổng đài sau:
MobiGone: 1800.1090
VinaPhone: 1800.1091
Viettel : 1900.8198 nhánh 1
Vietnamobile 123 / 0922123123
Gtel - Beeline 199 / 01998880199
Ngoài ra, người dùng di động cũng nên kiểm tra mình đang dùng gói Data 3G nào để tránh hủy nhầm, hoặc để kiểm tra xem mình có đang dùng gói cước 3G vãng lai hay vượt ngoài gói (tính cước theo dung lượng phụ trội) hay không. Đây cũng là một nguyên nhân khiến tài khoản di động của người dùng bị trừ tiền rất nhanh.
MobiFone: KT DATA gửi 999
VinaPhone: *123#OK
Viettel : KTMI gửi 191
Huy Phong
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/vien-thong/dich-vu-vas-ngam-thu-tien-nguoi-dung-di-dong-nhu-the-nao-331954.html
Dịch vụ VAS trên nền SMS
Vào giai đoạn trước năm 2010, các dịch vụ VAS chủ yếu dựa trên SMS, với các đầu số tin nhắn và cú pháp đăng ký dịch vụ. Với các dịch vụ này, người dùng nhắn tin theo cú pháp và được trả lại dịch vụ theo 2 dạng, dịch vụ dùng 1 lần (hình ảnh động, bản nhạc…) hoặc các dịch vụ thu tiền đều hàng tháng (nhạc chuông, thông báo cuộc gọi nhỡ, bản tin…).
Với các dịch vụ này, cơ quan quản lý cũng đã có quy định phải ghi rõ giá tiền dịch vụ, loại dịch vụ (thu phí một lần hay thu phí hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày) với kích cỡ không được nhỏ hơn 2/3 cú pháp và đầu số nhắn tin đăng ký. Tuy nhiên, một số đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung số (Content Service Provider – CSP) cũng đã lợi dụng kẽ hở mập mờ giữa dịch vụ thu phí một lần và thu phí theo một chu kỳ để trục lợi, để người dùng di động lầm tưởng chỉ là dịch vụ trả phí một lần, nhưng sau đó âm thầm thu phí hàng tuần hoặc hàng tháng.
Có không ít CSP đã làm ăn phát đạt trong giai đoạn 2010 – 2011 với "thủ pháp" này, dẫn đến việc nở rộ các tin nhắn rác. Thậm chí, các CSP còn thuê người sử dụng sim rác và thiết bị gửi tin nhắn hàng loạt để quảng cáo các dịch vụ nội dung số và mời người dùng soạn tin nhắn theo cú pháp rồi gửi đến đầu số mà CSP khai thác. Nhiều trường hợp phát tán tin nhắn rác hàng loạt sau đó đã bị thanh tra Bộ TT&TT phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, bắt quả tang và xử phạt.
Giăng bẫy “móc túi” người dùng bằng Wap Charging
Từ giai đoạn 2012, cùng sự phát triển của 3G tại Việt Nam, các mạng di động triển khai một hình thức thanh toán dịch vụ VAS mới trên nền Wap (website dành riêng cho mobile). Khi truy cập bằng smartphone qua kết nối 3G vào các trang Wap hỗ trợ dịch vụ thanh toán này, người dùng di động có thể mua các dịch vụ VAS rất thuận tiện chỉ bằng cách bấm vào thông báo đồng ý thu cước dịch vụ trên giao diện Wap.
Các trang Wap hỗ trợ thanh toán Wap Charging có thể nhận biết số điện thoại người dùng thông qua kết nối 3G, và theo quy định của cơ quan quản lý, các CSP khai thác dịch vụ VAS trên các Wap site sẽ phải đưa ra thông báo về cước phí sử dụng dịch vụ và loại dịch vụ là thu phí một lần hay thu phí theo chu kỳ (ngày/tuần/tháng). Cước phí sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản trả trước hoặc trả sau của thuê bao di động. Các dịch vụ tiêu biểu trong thời kỳ đầu sử dụng Wap Charging có thể kể đến như xem video clip Hot, tải bài hát, nghe nhạc hàng ngày…
Lợi dụng tính năng thanh toán trực tiếp vào tài khoản của thuê bao di động (direct billing), một số CSP làm ăn chộp giật đã biến tướng dịch vụ VAS trên nền Wap Charging sang thành các trò quảng cáo hay bốc thăm trúng thưởng, lừa người dùng di động bấm vào các quảng cáo chúc mừng trúng thưởng hoặc thậm chí hiển thị các hình ảnh sexy khêu gợi để lừa người dùng bấm vào. Nếu “mắc bẫy”, người dùng sẽ tự động bị coi là đồng ý đăng ký sử dụng dịch vụ VAS theo chu kỳ hàng tuần/tháng và bị trừ đều đặn trong tài khoản di động.
Cụ thể như trường hợp công ty SAM Media của Trung Quốc mới bị xử phạt gần đây, các quảng cáo trúng thưởng iPhone, iPad được sử dụng làm mồi nhử, cũng như trên thông báo mời tham gia chương trình bốc thăm đã cố tình để nội dung thông báo về cước phí rất nhỏ, tới mức người sử dụng không thể đọc được nếu không phóng to màn hình. Nếu sơ ý và hám lợi, người dùng di động bấm vào thông báo chấp nhận tham gia là lập tức sẽ bị trừ tiền mà không hề hay biết.
Kẽ hở trong quản lý nội dung VAS của nhà mạng
Thông thường, các dịch vụ nội dung của CSP đều phải thông qua khâu kiểm duyệt nội dung tại bộ phận quản lý dịch vụ VAS của các nhà mạng. Nhưng trước sự nở rộ của các dịch vụ VAS của các CSP, các nhà mạng đã chuyển sang hình thức hậu kiểm, để các CSP tự chịu trách nhiệm về nội dung, khi phát hiện dịch vụ nào có nội dung vi phạm quy định thì mới tiến hành chặn đầu số hoặc cắt kênh Wap Charging của CSP.
Điều này đã tạo kẽ hở cho các CSP chộp giật thực hiện việc lừa người dùng vào bẫy, thậm chí kể cả đặt quảng cáo bằng các hình ảnh khêu gợi trên các Wap site khiêu dâm, đồi trụy để dụ các khách hàng nam giới thiếu kiến thức và “hảo ngọt”.
Khi khách hàng phát hiện bị cài ngầm dịch vụ VAS này và gọi lên tổng đài của nhà mạng để khiếu nại, các nhân viên chăm sóc khách hàng có thể cung cấp ngày giờ đăng ký, địa chỉ wap site mà khách hàng đã bấm vào nút đồng ý kích hoạt dịch vụ. Trong không ít trường hợp, vì là các wap site quảng cáo trúng thưởng hay có nội dung khiêu dâm mà khách hàng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”, chỉ yêu cầu hủy dịch vụ chứ không dám khiếu nại gì thêm.
Làm thế nào để hủy dịch vụ VAS đang bị “cài ngầm”?
Như VietNamNet đã phản ánh, thuê bao của các nhà mạng có thể kiểm tra mình có đang bị cài ngầm dịch vụ VAS nào hay không bằng các phương thức sau:
MobiFone: soạn KT gửi 994 (Đầu số 090 - 093 - 0120 - 0121 - 0122 - 0126 - 0128)
VinaPhone: soạn TK gửi 123 (Đầu số 091, 094, 0123, 0124, 0125, 0127, 0129)
Viettel: soạn TC gửi 1228 (Đầu số 098, 097, 096, 0169, 0168, 0167, 0166, 0165, 0164, 0163, 0162)
Vietnamobile: KTDV gửi 345 (Đầu số 092, 0188)
Gtel - Beeline: TTTB gửi 1414 (Đầu số 0993, 0994, 0995, 0996, 099)
Ngoài các dịch vụ VAS thông thường như MCA (thông báo cuộc gọi lỡ khi thuê bao tắt máy), gói dịch vụ Internet 3G, nhạc chuông chờ, còn lại các dịch vụ khác đều nên kiểm tra kỹ.
Theo phản ánh của độc giả VietNamNet, khi khách hàng kiểm tra dịch vụ VAS, nội dung trả lại của MobiFone và Viettel khá rõ ràng khi ghi đầy đủ giá cước của dịch vụ và chu kỳ thu, cú pháp để hủy dịch vụ, kèm theo cả đường link truy cập để tra cứu, tìm hiểu thêm về tên các dịch vụ. Tuy nhiên, thông tin trả lại khi nhắn tin kiểm tra dịch vụ VAS của mạng VinaPhone lại chỉ liệt kê các dịch vụ đang được kích hoạt, không ghi mức cước hay cú pháp nhắn tin để hủy dịch vụ khiến nhiều khách hàng khá băn khoăn, không biết làm thế nào để hủy đăng ký.
Trong trường hợp này, người dùng di động có thể chọn hình thức khác là gọi đến tổng đài của từng nhà mạng để kiểm tra mình đang sử dụng các dịch vụ VAS nào theo các đầu số tổng đài sau:
MobiGone: 1800.1090
VinaPhone: 1800.1091
Viettel : 1900.8198 nhánh 1
Vietnamobile 123 / 0922123123
Gtel - Beeline 199 / 01998880199
Ngoài ra, người dùng di động cũng nên kiểm tra mình đang dùng gói Data 3G nào để tránh hủy nhầm, hoặc để kiểm tra xem mình có đang dùng gói cước 3G vãng lai hay vượt ngoài gói (tính cước theo dung lượng phụ trội) hay không. Đây cũng là một nguyên nhân khiến tài khoản di động của người dùng bị trừ tiền rất nhanh.
MobiFone: KT DATA gửi 999
VinaPhone: *123#OK
Viettel : KTMI gửi 191
Huy Phong
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/vien-thong/dich-vu-vas-ngam-thu-tien-nguoi-dung-di-dong-nhu-the-nao-331954.html
Nhận xét
Đăng nhận xét